Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Giải cơn khát" cho vùng chảo lửa Krông Pa

Ngọc Thu - 15:41, 28/07/2023

Không còn phải chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô, giờ đây, đồng bào DTTS ở các buôn vùng sâu thuộc xã Đất Bằng - tâm điểm của "chảo lửa" Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã được sử dụng nguồn nước sạch từ nhiều dự án đầu tư của Nhà nước, của các nhà hảo tâm với mong muốn góp phần bảo vệ sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Huyện Krông Pa phấn đấu 95% người DTTS tại địa phương được sử dụng nước hợp vệ sinh
Huyện Krông Pa phấn đấu 95% người DTTS tại địa phương được sử dụng nước hợp vệ sinh

Nhớ lại những ngày “khát” nước

Xã Đất Bằng có 4 buôn gồm: Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prong, Ma Giai, với gần 2.000 hộ và gần 5.000 khẩu chủ yếu là đồng bào DTTS. Trước đây, cứ vào mùa khô, người dân luôn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến các nguồn nước ở xã Đất Bằng cạn kiệt. Cùng với đó, các giếng nước cũng bị nhiễm phèn nên không sử dụng để ăn uống được. Hàng trăm hộ dân phải mua nước đóng bình hoặc xin nước ở nơi khác về dùng tạm trong thời gian chờ mưa.

Đặc biệt, tại buôn Ma Giai hiện chỉ còn 1 hố giếng tự đào là còn nước, nhưng cũng rất ít. Người dân phải đến rất sớm, chắt chiu từng giọt nước. Chị Kpă Phiếu cho hay:“Chỉ cần vài ngày không có mưa, ruộng đồng, sông suối sẽ cạn nước. Hàng ngày, dân làng thay phiên ra đây lấy nước, nhà tôi cũng phải đi lấy nước từ sáng sớm. Để lấy đủ can nước 20 lít, phải ngồi chờ bên hố đào gần 5 giờ liền. Người dân nơi đây rất khổ vì khát nước ”.

Cùng chung cảnh “khát nước”, người dân buôn Ia Rnho cũng đang chật vật trong cái nắng như thiêu đốt. Chị Rơ Lan H'Mloa kể: “Giữa thời tiết nắng nóng, muốn có nước sạch để uống và nấu ăn phải đi lấy ở các khe suối xa. Vào mùa khô, người dân phải ra giữa lòng sông để đào hố chờ nước mạch. Để lấy được can khoảng 20 lít nước về sinh hoạt có khi phải chờ mất cả buổi. Đi làm trên rẫy cũng phải tranh thủ tắm giặt”.

Không chỉ người dân mà đàn gia súc ở xã Đất Bằng cũng vật vã vì thiếu nước uống, ruộng đồng khát cháy. Hàng năm, UBND xã phải hỗ trợ người dân đào các hố dưới lòng suối để tìm nguồn nước cho gia súc uống và phải dùng xe để chở nước sinh hoạt cung cấp cho bà con.

Trước đây, người dân ở các buôn thuộc huyện Krông Pa thường chịu cảnh thiếu nước
Trước đây, người dân ở các buôn thuộc huyện Krông Pa thường chịu cảnh thiếu nước

Đón nước sạch về buôn

Dự án công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai được đưa vào hoạt động trong niềm hân hoan của gần 400 hộ dân buôn Ma Giai và Ia Rpua. Dự án được triển khai từ tháng 2/2021, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 4 tỷ đồng, trong đó, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai QPT vận động Quỹ Thiện Tâm -Tập đoàn Vingroup tài trợ 3 tỷ đồng, còn lại địa phương đối ứng vốn. 

Công trình gồm các hạng mục: 3 giếng khoan, hệ thống điện, bể lọc, khu xử lý nướ ccó công suất xử lý 10m3/h, 2 bể chứa có dung tích 40 m3 và đường ống dẫn nước đến tận nhà dân, với chiều dài hơn 5 km. Chất lượng nước đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Dự án đã giải khát cho vùng đất nóng, bà con các buôn không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô.

Tương tự, đầu tháng 8/2021, Dự án “Nước sạch vùng cao” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tại buôn Ia Rnho. Dự án do Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 148 triệu đồng do Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation kết nối Công ty Bitis là nhà tài trợ, chịu trách nhiệm thi công.

Hệ thống nước sạch tại buôn Ia Rnho có đường ống dẫn nước đến hệ thống lọc nước theo công nghệ RO đặt tại 1 gia đình để bảo vệ, quản lý và vận hành. Nước sạch được cung cấp miễn phí cho các em học sinh, hộ nghèo buôn Ia Rnho. Ngoài ra, người dân có nhu cầu sử dụng sẽ trả mức phí 5 ngàn đồng/bình 20 lít nước.

Dự án công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai được đưa vào hoạt động trong niềm hân hoan của các hộ dân đồng bào DTTS
Dự án công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai được đưa vào hoạt động trong niềm hân hoan của các hộ dân đồng bào DTTS

Tương tự, đầu tháng 8/2021, Dự án “Nước sạch vùng cao” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tại buôn Ia Rnho. Dự án do Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 148 triệu đồng do Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation kết nối Công ty Bitis là nhà tài trợ, chịu trách nhiệm thi công.

 Hệ thống nước sạch tại buôn Ia Rnho có đường ống dẫn nước đến hệ thống lọc nước theo công nghệ RO đặt tại 1 gia đình để bảo vệ, quản lý và vận hành. Nước sạch được cung cấp miễn phí cho các em học sinh, hộ nghèo buôn Ia Rnho. Ngoài ra, người dân có nhu cầu sử dụng sẽ trả mức phí 5 ngàn đồng/bình 20 lít nước.

Có nguồn nước sạch sinh hoạt là niềm vui lớn của đồng bào DTTS ở các buôn vùng sâu thuộc xã Đất Bằng - tâm điểm của chảo lửa Krông Pa. Vi vậy, từ sự quan tâm của  Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ, chia sẻ của các đơn vị tài trợ, một số công trình nước sạch ở  đã được xây dựng như: công trình nước sinh hoạt xã Đất Bằng lấy nước từ công trình thủy lợi Ia Mlah về cho người dân buôn Ia Prong, Ia Rnho; Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai phục vụ nước cho người dân buôn Ma Giai và Ia Rpua; Dự án “Nước sạch vùng cao” tại buôn Ia Rnho. Qua đó, giúp người dân đã được tiếp cận với nước sạch.

Ông Trịnh Thanh Khiết, Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị tài trợ đầu tư các dự án nước sạch cho người dân. Hiện nay, các công trình nước sạch mới cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

 Giờ đây, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô, không phải sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm. Các công trình nước sạch đã góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương và góp phần vào việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo đúng kế hoạch.

Năm 2023, HĐND huyện Krông Pa đã ban hành Nghị quyết số 155/NQ-HĐND về kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng kinh phí 29,379 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)  là 26,122 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 3,257 tỷ đồng. Ủy ban Nhân dân huyện đã phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 11 xã và các phòng, ban để triển khai thực hiện.

Ông Hồ Văn Thảo, Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: Huyện sẽ ưu tiên bố trí 3 tỷ đồng vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 để xây dựng thêm các công trình nước sạch nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề nước sạch, hợp vệ sinh cho người dân; phấn đấu đến cuối năm sẽ hoàn thành hệ thống công trình nước sạch tại xã Đất Bằng và đạt mục tiêu 95% người DTTS tại huyện Krông Pa được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 7 giờ trước
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 7 giờ trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.