Huyện Văn Quan có 12.500ha cây hồi, chiếm 1/3 diện tích trồng cây hồi toàn tỉnh Lạng Sơn. Doanh thu từ hồi đem lại thu nhập cho người dân toàn huyện khoảng 350-450 tỷ đồng mỗi năm, góp phần giúp người dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Là xã vùng bãi ngang, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau sự cố môi trường biển năm 2016. Do đó, thời gian qua Hội Nông dân xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tập trung, phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo sinh kế bền vững, đảm bảo cuộc sống cho người dân ven biển.
Là huyện miền núi của TP. Hà Nội, Ba Vì có tổng đàn lợn hơn 314.000 con, chiếm 1/6 tổng đàn của Thành phố với số hộ chăn nuôi gần 15.000 hộ. Đến thời điểm này, Ba Vì có 21/31 xã có dịch tả châu Phi, với 600 hộ mắc dịch, chiếm khoảng 4,2% số hộ chăn nuôi lợn. Trong đó, có 14.000 con đã bị tiêu hủy, chiếm 4,3% tổng đàn.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng từ 20-25%, thu lãi thêm 2,2-7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc hợp tác, liên kết sản xuất lúa nói chung và cánh đồng lớn nói riêng ở nhiều nơi hiện vẫn chưa thu hút hộ nông dân tự nguyện tham gia, dẫn đến đầu ra hạt lúa chưa thật sự ổn định…
Từ trung tâm xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ngược về bản Doa Củ, đây là bản mà tất cả người dân sinh ra đều mang họ Hồ. Ông Hồ Ra Via (50 tuổi) ở bản Doa Củ, xã Hướng Phùng nói, bản thân gia đình ông và mọi người trong bản luôn tâm niệm rằng, đã mang họ Bác thì phải cố gắng vươn lên vượt qua nghèo đói...
Mùa hè năm nay, được dự báo là thời tiết sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, do đó nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất sẽ tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngành Điện lực Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cung cấp điện ổn định cho người dân và các doanh nghiệp.
Chúng tôi về Hải Hà, huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh đúng vào dịp cấp ủy, chính quyền ở đây đang hoàn tất những khâu cuối cùng để tiến hành Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Hải Hà lần thứ III, năm 2019. Dù công việc bộn bề nhưng các đồng chí lãnh đạo huyện vẫn dành thời gian trao đổi với chúng tôi những câu chuyện mà các anh trăn trở giải quyết, đó là chuyện thoát nghèo và thay đổi nếp ăn ở vệ sinh nhằm bảo đảm môi trường sống vùng đồng bào DTTS.
Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang luôn phát huy nội lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Đây cũng chính là thành quả từ quá trình triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc của địa phương, là thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2019 huyện Chiêm Hóa.
Hơn 1 năm qua, tại tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây và Tây Trà đã triển khai thực hiện Đề án thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Theo đó, bước đầu, Đề án đã mang hiệu quả thiết thực, tạo đòn bẩy giúp các hộ nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên, nhiều thanh niên người DTTS đã mạnh dạn khởi nghiệp và thành công từ chính những sản phẩm mang giá trị truyền thống của địa phương. Đồng thời cùng với việc làm giàu cho mình, họ còn tạo công ăn việc làm giúp tăng thu nhập cho nhiều người khác. Đặc biệt hơn, họ đã trở thành người truyền cảm hứng khởi nghiệp tới nhiều bạn trẻ ở các bản làng khó khăn với thông điệp tự tin, nỗ lực, khát vọng làm giàu.
Sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã (HTX) Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang do ông Đặng Ngọc Phố, dân tộc Dao làm Giám đốc đã trở thành “đặc sản” nổi tiếng của huyện Na Hang. Từng được trồng manh mún, để phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhưng nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Giám đốc HTX Sơn Trà mà cây chè giờ đây đã trở thành sản phẩm thế mạnh giúp người dân vùng cao thoát nghèo.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra từ ngày 20/5 đến 13/6 thảo luận và xem xét thông qua nhiều dự luật quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật Lao động sửa đổi đang được đông đảo dư luận quan tâm, đặc biệt về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), ông Đào Trọng Đề, Bí thư Chi bộ thôn Na Lang, xã Tà Chải là cán bộ thôn tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Những năm qua, bằng uy tín trách nhiệm của bản thân, ông đã tích cực đi đầu trong việc vận động Nhân dân cùng đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, chung sức xây dựng và duy trì thôn kiểu mẫu nông thôn mới.
Trong số báo 1519, ra ngày 22/5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết phản ánh việc điều chỉnh chính sách giáo dục dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm học tới đây. Theo đó, từ năm học 2019-2020, địa phương này sẽ dừng tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 đối với các trường Dân tộc Nội trú (DTNT). Chủ trương này được cho là phù hợp trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xung quanh việc thay đổi này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 279/QĐ-TTg phê quyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu phụ tải giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (DSM).
Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào DTTS sinh sống được Chính phủ đầu tư theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2009-2020. Với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội những năm gần đây, Như Xuân đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra khỏi danh sách huyện 30a.
Từ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân Tày, những chiếc thìa, dĩa nhỏ xinh; cốc chén tiện dụng; giỏ, làn, khay lạ mắt… ra đời. Sản phẩm thân thiện với môi trường đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh… Đó là thành quả của cô gái trẻ Trịnh Thị Thảo (sinh năm 1989) với ý tưởng khởi nghiệp và hành trình nỗ lực đánh thức giá trị sản phẩm từ mây, tre...
Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với Nhân dân trên địa bàn cả nước người dân trên địa bàn huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã thay đổi nhận thức, chủ động tìm mua hàng hoá sản xuất trong nước để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Từng trải qua nhiều cương vị như Chi Hội trưởng Nông dân kiêm Phó Ban thôn; Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn; Chi Hội trưởng Người Cao tuổi, ông Đinh Văn Trí (73 tuổi, dân tộc Cơ-tu) luôn được bà con thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang (TP. Đà Nẵng) quý mến. Bởi, ông không chỉ là một người giỏi làm ăn mà còn đem lại sự đoàn kết, no ấm cho bà con.