Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP: Nền tảng để “tăng sao” cho sản phẩm

Thúy Hồng - 10:10, 06/05/2020

Hà Nội là địa phương có tiềm năng phát triển Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, để khai thác được lợi thế này thì các địa phương trên địa bàn Thủ đô phải chú trọng khâu khảo sát, đánh giá để có được những sản phẩm chủ lực, từ đó tập trung hỗ trợ nhằm “tăng sao” cho sản phẩm.

Huyện Đông Anh là địa phương đầu tiên của Hà Nội tổ chức khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP.
Huyện Đông Anh là địa phương đầu tiên của Hà Nội tổ chức khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP.

Chủ động khảo sát, phân hạng

Đông Anh là huyện có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế làng nghề của Thủ đô. Hiện, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, an toàn đạt chuẩn theo quy định: Tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), VIETGAP…

Đầu năm 2018, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm huyện Đông Anh đã chính thức đi vào hoạt động và kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc của Thành phố. Đến nay, hệ thống đã có trên 700 sản phẩm, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, làng nghề.

Vì vậy, ngay sau khi UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch 3629/KH-UBND ngày 8/7/2019 về thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, huyện Đông Anh đã chủ động triển khai. Việc đầu tiên huyện thực hiện là tổ chức khảo sát, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của huyện.

Đông Anh là huyện đầu tiên của Hà Nội tổ chức khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP, được tổ chức ngày 15/11/2019. Ngay trong lần đầu tiên khảo sát, phân hạng, huyện Đông Anh đã lựa chọn được 20 sản phẩm thuộc 3 nhóm: Thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ.

Đến nay, Đông Anh đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất. Từ kết quả khảo sát, huyện Đông Anh đã lựa chọn 40 sản phẩm để đánh giá, xếp hạng “sao” năm 2020. Theo kế hoạch, hết năm 2020, huyện Đông Anh phấn đấu có từ 40 - 45 sản phẩm được Thành phố đánh giá, phân hạng công nhận sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao.

Lợi ích “kép”

Sau huyện Đông Anh, các địa phương trên địa bàn Thủ đô cũng đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Tính đến cuối năm 2019, Hà Nội đã hoàn thành công tác “chấm điểm” sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của năm và đến giữa tháng 2/2020, UBND Thành phố đã ban hành quyết định công nhận 301 sản phẩm OCOP cấp thành phố, từ 3 – 5 sao.

Việc tổ chức khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP không chỉ giúp các địa phương rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP mà cũng là diễn đàn để các chủ thể OCOP có thêm điều kiện quảng bá sản phẩm.

Như trường hợp bà Trần Thị Thanh, chủ cơ sở sản xuất và chế biến gà tần Thiên Thanh (huyện Đông Anh). Trước đây gia đình bà chủ yếu nuôi gà thịt thương phẩm, đến năm 2019, bà đã thành lập cơ sở sản xuất và chế biến gà tần Thiên Thanh với 2 sản phẩm gà ác tần thuốc bắc và cháo gà ác gạo lứt.

Khi huyện Đông Anh tổ chức khảo sát, phân hạng sản phẩm OCOP, bà đã đưa hai sản phẩm này tham gia. Nếu được gắn “sao”, cơ sở sẽ có cơ hội được phân phối tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP năm 2019 của huyện Đông Anh (tổ chức ngày 15/11), bà Bùi Đình Hòa, Chuyên gia tư vấn Trung tâm Đào Tạo SKC - Thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà Kinh Bắc cho rằng, thông qua các cuộc khảo sát, đánh giá là để rà soát kỹ lại các hồ sơ sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, từ đó lựa chọn các sản phẩm trọng tâm, từng bước tạo nền tảng để “tăng sao” cho sản phẩm và phân phối tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; mang lại hiệu quả cho cả người nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tính đến cuối năm 2019, Hà Nội đã hoàn thành công tác “chấm điểm" sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của năm và đến giữa tháng 2/2020, UBND Thành phố đã ban hành quyết định công nhận 301 sản phẩm OCOP cấp thành phố, từ 3 sao – 5 sao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm mô hình lưu trú nhà dân ở điểm du lịch cộng đồng xã Pà Cò

Trải nghiệm mô hình lưu trú nhà dân ở điểm du lịch cộng đồng xã Pà Cò

Sắc màu 54 - PV - 4 phút trước
Hiện nay, hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên địa bàn xã Pà Cò (Mai Châu) ngày càng phát triển dựa vào khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên và bản sắc văn hóa. Ngoài các homestay cung cấp dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng tập trung ở xóm Chà Đáy, một số hộ ở các xóm đang triển khai xây dựng mô hình lưu trú nhà dân giúp tăng thêm trải nghiệm của du khách về bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.