Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại

T.Nhân-N.Triều - 12:46, 19/04/2025

Ngày 19/4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại. Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Lễ Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Lễ Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3758/QĐ-UBND ngày 10/9/2021. Điểm đầu tuyến giao Quốc lộ 1 tại Km1210+940 và đường Lê Hồng Phong kéo dài (phường Bình Định, TX An Nhơn), điểm cuối giao với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại đoạn Cát Tiến - Diêm Vân tại Km7+508 (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước).

Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại, có chiều dài khoảng 9,4km, đi qua địa bàn phường Bình Định (TX.An Nhơn) và các xã Phước Hưng, Phước Quang, Phước Hiệp, Phước Sơn (huyện Tuy Phước). Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; nền đường rộng 22m, mặt đường bê tông nhựa rộng 19m với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Các đại biểu cắt băng Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại
Các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại

Tổng mức đầu tư 1.043,639 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 680 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách tỉnh bố trí. Công trình được khởi công vào tháng 3/2022 và hoàn thành sau hơn 3 năm thi công. Trong quá trình thực hiện, Dự án gặp nhiều khó khăn, nhất là vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương cùng nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu, Dự án đã được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đây là tuyến giao thông chiến lược, có vai trò rất quan trọng kết nối thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước theo hướng Đông – Tây, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trục chính liên vùng An Nhơn, Tuy Phước và khu vực phía Bắc thành phố Quy Nhơn; mở rộng không gian phát triển về phía Tây đầm Thị Nại; tạo điều kiện giao thương kết nối giữa đô thị An Nhơn, huyện Tuy Phước và các vùng lân cận được thuận lợi; từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo công tác cứu hộ thiên tai, nhiệm vụ quốc phòng an ninh của các địa phương nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.

Tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại có chiều dài 9,4 km, tổng vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng
Tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại có chiều dài 9,4km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng

“Việc công trình này được chọn cùng với Bộ Xây dựng để tổ chức Lễ khánh thành trực tuyến đồng thời cùng với các dự án quy mô lớn, tầm cỡ quốc gia trên cả nước để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của công trình này, cũng như niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bình Định được tham gia đóng góp cho sự kiện trọng đại của đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, ông Nguyễn Tự Công Hoàng chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 16 phút trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18 phút trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18 phút trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 20 phút trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 22 phút trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 23 phút trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 36 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 40 phút trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 51 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.