Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra sự cố cho hàng trăm lộ đường dây hạ thế ở các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang...
Năm học 2018-2019, hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học toàn TP. Hà Nội tham gia Chương trình Sữa học đường (SHĐ), đạt tỷ lệ 87,7%. Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết Chương trình SHĐ năm học 2018-2019 và đưa ra kế hoạch triển khai Chương trình SHĐ năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Nội tổ chức ngày 06/8 vừa qua.
Một trong những điểm nổi bật sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (gọi tắt là Chương trình NTM) ở 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đó là, nhận thức về xây dựng NTM của người dân ngày càng được nâng lên và có nhiều sáng tạo, tích cực trong xây dựng NTM.
Bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) là nơi thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ dữ ngày 3/8. Hàng chục ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, 9 người mất tích, người dân nơi đây lâm vào cảnh khốn cùng, kiệt quệ, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau, mất mát không gì sánh nổi.
Gần 5 năm qua, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cuộc sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đã có nhiều đổi thay tích cực.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, những năm qua, đội viên trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng luôn đồng hành với đồng bào các dân tộc vùng dự án để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, chị Đinh Tuyết Nhung, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nhung Lũy ở thôn Nà Nghè, xã Yến Dương đã phát huy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi và dịch vụ kết hợp.
Sau gần 16 năm chuyển đến nơi ở mới, người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La về cơ bản đã ổn định cuộc sống. Nhưng để đời sống của người dân ở các điểm TĐC tốt hơn nơi ở cũ, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tỉnh An Giang là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, việc triển khai phong trào Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh đã tạo thay đổi rõ nét trong tư tưởng, nhận thức và hành động trong đời sống của đồng bào. Từ đó, góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương
Đối với đồng bào Cao Lan ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nghề làm giấy dó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vài năm trở lại đây người Cao Lan gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm giấy dó. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc bảo tồn và phát triển nghề làm giấy.
Sau hơn một năm triển khai, Chương trình “Ðồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng để phụ nữ vùng biên phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Về nơi ở mới, hàng ngàn hộ dân di dời, nhường đất cho công trình thủy điện đã được cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ cây con giống… Nhờ đó cuộc sống người dân TĐC đã từng bước ổn định.
Những ngày tháng 7, làng Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai bỗng tưng bừng, nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Bởi cả làng được bộ đội, cán bộ địa phương giúp di dời nhà cửa về nơi ở mới…
Năm nào cũng vậy, trước thềm năm học mới các bậc phụ huynh và học sinh lại đối diện với tình trạng sách lậu, sách giả tràn lan khó phân biệt, làm ảnh hưởng đến việc học và gây nhiều hệ lụy cho học sinh. Ghi nhận trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tình trạng sách giáo khoa (SGK) giả đang hoành hành khiến thật giả lẫn lộn…
Cả nước có khoảng 1 triệu ha diện tích trồng cây ăn trái thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm tới 600 nghìn ha, với 9/14 loại cây ăn trái chủ lực. Tuy nhiên, điệp khúc thừa-thiếu, trồng chặt liên tiếp diễn ra nhiều năm qua. Thực trạng này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người nông dân phải đổi mới tư duy sắp xếp lại sản xuất.
Từ một vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, Làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đã vươn lên phát triển mạnh mẽ toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Có được thành quả này là cả một sự nỗ lực, phấn đấu vượt bậc của cả hệ thống chính trị và bà con dân tộc Rơ Măm ở vùng đất ba zan đầy nắng gió này.
Những năm qua, công tác giảm nghèo được chính quyền tỉnh Đăk Lăk đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực, trong đó có kênh tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Đăk Lăk.
Cách đây 3 năm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình sữa học đường, trong đó có yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các tiêu chuẩn sữa cụ thể. Nhưng đến nay, vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn nào được ban hành. Năm học mới sắp tới, nhiều tỉnh thành chuẩn bị đấu thầu sữa học đường đang loay hoay, còn các doanh nghiệp thì mắc kẹt.
Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025, mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Khởi sự và Phát triển doanh nghiệp nữ” huyện Quỳ Hợp năm 2019.
Nằm dưới chân núi Chư Mo Ray hùng vĩ, thôn Làng Le, xã Mo Rai (Sa Thầy, Kon Tum) là nơi duy nhất trên cả nước có đồng bào dân tộc Rơ Măm cư trú với 151 hộ, 453 nhân khẩu. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, dựa vào cộng đồng và sự nỗ lực của bản thân, đồng bào dân tộc Rơ Măm đang xây dựng cuộc sống ấm no và nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa đã trước nguy cơ bị mai một.