Không điện, không sóng điện thoại, giao thông đi lại khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu tự cung tự cấp; đa số người dân không biết tiếng phổ thông… Vì thế, dù chỉ cách trung tâm xã Nậm Có (Mù Cang Chải, Yên Bái) 27km nhưng bản Lùng Cúng tựa như “ốc đảo” giữa núi rừng.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Các chính sách tập trung tháo gỡ những khó khăn tại địa phương, hỗ trợ người dân có công ăn việc làm, thoát nghèo bền vững. Nhưng bài toán sinh kế cho đồng bào dân tộc không phải lúc nào cũng có thể giải quyết ngay được, mà cần có thời gian để tìm ra lời giải tháo nút thắt tại các điểm nghẽn…
Trước đây, hàng trăm hộ dân đồng bào Ê-đê ở xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk quen sống du canh, du cư nên cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn đủ đường. Nhằm giúp những hộ dân này ổn định cuộc sống, UBND huyện Krông Buk đã cấp đất ở tại buôn Dhia 1 và Dhia 2, xã Cư Né, đồng thời hỗ trợ kinh phí chuyển nhà, cây giống để các hộ phát triển kinh tế.
Cách đây 30 năm, trong bộn bề gian khó những ngày đầu tái lập tỉnh Quảng Trị, nhiều gia đình từ miền xuôi “cơm đùm gạo bới” mang theo khát vọng đổi đời đặt chân tới huyện Hướng Hóa để sinh cơ lập nghiệp. Trải qua bao khó nhọc, họ cần mẫn khai hoang, chí thú lao động để rồi dần ổn định cuộc sống và tạo dựng ấm no trên miền quê mới.
Phát huy bản chất Bộ đội cụ Hồ, các thế hệ cựu chiến binh (CCB) huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào tại địa phương, cũng như nỗ lực xây dựng nông thôn mới, xóa nhà tạm, hiến đất xây trường học cho các cháu nhỏ trên địa bàn.
Đó là tâm sự của anh Bùi Văn Thỏa, dân tộc Mường, Trưởng bản Đăng Thượng (xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) khi tiên phong đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho cả hai vợ chồng. Anh Thỏa phấn khởi cho biết: “Vui lắm, về già không trồng lúa, trồng rừng được, con cái không nuôi được thì đã có Nhà nước nuôi rồi. Cán bộ BHXH đã tuyên truyền giúp bà con dân bản hiểu về giá trị, lợi ích của BHXH tự nguyện, làm thay đổi suy nghĩ của bà con. Tôi sẽ động viên bà con tiếp tục tham gia, phải biết chắt chiu, tích lũy hôm nay để an tâm cuộc sống khi về già”.
Cùng với việc triển khai, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã có những cách làm thiết thực giúp nhiều phụ nữ nghèo vùng biên giới vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Cánh rừng gỗ lim quý hiếm mà ông Trương Quốc Đô đang canh giữ nằm ở đồi Cồn Lim, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình với diện tích hàng chục ha. Gần 30 năm qua, ông Đô cần mẫn bảo vệ, giữ gìn một rừng lim quý trước thiên tai, hỏa hoạn và lâm tặc.
Tại Lào Cai, thời gian qua, Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh. Từ nguồn vốn tín dụng này, hàng nghìn hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Những năm gần đây, ở Tây Nguyên bơ quả xuất hiện gần như quanh năm. Khác với tâm lý thu hoạch các loại cây trồng khác, người trồng bơ nơi đây rất phấn khởi bởi bơ hiện đang bán với giá cao.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Đông Triều (Quảng Ninh) vào tháng 3 và vào thời điểm này, đã lan ra gần 900 thôn, khu phố ở tất cả 14 huyện thị, thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Điều này càng làm cho việc thực hiện các giải pháp bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái- một trong những giống lợn quý hiếm nhất cả nước càng trở nên gian khó…
Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền, song nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của tỉnh Khánh Hòa còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, đầu ra cho sản phẩm, môi trường...
Mùa mưa lũ đang đến gần kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong đó có vấn đề mất an toàn từ các nguồn lưới điện. Trước vấn đề này, ngành Điện lực Yên Bái đang khuyến cáo người dân, nhất là người dân ở vùng DTTS chủ động đảm bảo an toàn lưới điện.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp,… là những trợ lực giúp đồng bào DTTS vươn lên khá giả. Nhưng điều kiện đi kèm là bà con phải có đất canh tác và ý chí tự lực vươn lên.
Trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ từ chính sách tín dụng, nhiều hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Kon Tum đã xây dựng được những mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.
Đã có rất nhiều đáp án đã được đưa ra để trả lời câu hỏi: “Vì sao đại đa số đồng bào các DTTS nghèo?” Từ những đáp án này, hàng trăm chính sách đã được ban hành để đầu tư, hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển kinh tế. Nhưng cũng cần thiết đặt một câu hỏi ngược lại rằng: “Vì sao có không ít đồng bào DTTS khá giả?”, từ đó có định hướng phù hợp hơn để giúp đồng bào vươn lên làm giàu.
Thời gian gần đây, rác thải sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn huyện Cao Phong (Hòa Bình) không được thu gom và vận chuyển. Từ đó, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc giữ vững tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Anh Chẩu Thanh Phương, dân tộc Tày, giám đốc Hợp tác xã (HTX) An Nhiên Phát, thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã dùng tre để tạo ra những sản phẩm thiết yếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thay thế cho những sản phẩm bằng nhựa. Hiện HTX đang tạo việc làm cho nhiều lao động là người DTTS và góp phần bảo vệ môi trường.
Để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân, từ cuối tháng 6/2019, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã bắt đầu thực hiện mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”. Phương châm của mô hình là: “Sẵn sàng, chủ động đối thoại với Nhân dân, lắng nghe dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”.
Những người dân ở Cầu Ðất (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)- một vùng vốn nổi tiếng từ lâu về cà phê - đã làm tăng thêm giá trị của loại cây trồng truyền thống này bằng một sản phẩm độc đáo và mới lạ: trà Cascara làm từ vỏ quả cà phê.