Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hơn 280.000ha nuôi tôm, sản lượng đạt khoảng 176.500 tấn, năng suất bình quân ước đạt 628kg/ha/năm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp 9.450ha, trong đó có hơn 2.000ha nuôi tôm siêu thâm canh, với năng suất từ 40–50 tấn/ha/vụ. Để giữ được năng suất năm sau cao hơn năm trước, chính quyền các vùng nuôi tôm và người dân trong tỉnh rất chú trọng thay đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thích ứng với BĐKH, nâng cao hiệu quả sản xuất, thân thiện với môi trường.
Trên các cánh đồng muối ở nhiều địa phương như: TP. Bà Rịa, huyện Long Điền, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), diêm dân đang tất bật thu hoạch vụ muối năm 2018-2019. Hiện đang vào thời điểm chính vụ muối, thời tiết thuận lợi, nắng nóng, gió mạnh làm tăng độ mặn, thời gian kết tinh muối nhanh, cho năng suất cao, giá muối cũng đạt mức kỷ lục trong 5 năm lại đây.
Khi còn trong chiến tranh bà là người giành giật sự sống cho đồng chí, đồng đội, nhân dân dưới mưa bom, bão đạn của quân thù. Đến tuổi thuộc hàng xưa nay hiếm (83 tuổi), nữ Đại tá Phạm Thị Minh Lý, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vẫn luôn sống và nghĩ cho mọi người. Nhiều thế hệ biết bà qua cái tên thân mật “Mười Hoa”.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn các bản Bon A, Lóng Luông, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Thực hiện đề án hỗ trợ đóng mới tàu thuyền, từ 2012 - 2015, nhiều ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã đóng mới và hoàn thiện thủ tục, nhưng gần 4 năm nay, hàng chục gia đình vẫn mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ đóng tàu.
Được sự quan tâm của huyện và trước yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, (Kon Tum) huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với quyết tâm cao nhất, xã Sa Nghĩa đang phấn đấu về đích NTM vào cuối năm nay.
Tốt nghiệp ngành sư phạm, ra trường đi dạy học được một năm, cô giáo dân tộc Mường, Lò Thị Trang quyết định chọn về xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, quê hương mình để cùng bà con làm du lịch cộng đồng.
Những ngày này, người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đứng ngồi không yên trước thông tin dịch tả lợn châu Phi vừa xuất hiện tại một số tỉnh lân cận. Điều đó, đòi hỏi các ngành chức năng cần tích cực vào cuộc hơn nữa để hỗ trợ người dân phòng ngừa dịch bệnh.
Từ khi được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản, chị Hồ Thị Men, dân tộc Vân Kiều đã không ngừng nỗ lực cùng bà con bản Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị vượt qua khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Từ một bản chủ yếu là hộ nghèo, với sự năng động, chị đã giúp người Vân Kiều ở đây có cuộc sống yên bình, ổn định, đời sống văn hóa được đảm bảo… Hiện nay, bản Tà Lao đang từng ngày đổi thay…
Nhắc đến người lính Bộ đội Cụ Hồ, đặc biệt là người lính biên phòng ở vùng biên giới, trong chúng ta đều có chung cảm xúc trân trọng, yêu mến. Để có được điều này, bao năm qua, người lính biên phòng nơi biên cương luôn dành hết tâm sức, tuổi trẻ cùng đồng bào bảo vệ và phát triển vùng biên.
Đó là chia sẻ của ông Sùng A Tủa, sinh năm 1966, dân tộc Mông, ở bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La). Hơn 20 năm làm Trưởng bản và 12 năm được bầu làm Người có uy tín, ông luôn nêu cao vai trò và tinh thần trách nhiệm trong công tác và làm cầu nối giữa chính quyền, Đảng với người dân, được bà con trong bản tín nhiệm.
Khu kinh tế (KKT) Hòn La được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 79/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tại Quyết định số 851/QĐ-TTg ngày 10/7/2012, với diện tích 10.000ha, thuộc địa bàn 6 xã của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Với quyết định đúng hướng, phù hợp đã tạo đòn bẩy đưa bức tranh kinh tế-xã hội toàn tỉnh nói chung và của huyện Quảng Trạch nói riêng ngày càng khởi sắc.
Bao đêm lặng im đầy chiêm nghiệm như nghe được trong từng thớ đất chuyển nguồn dinh dưỡng bồi bổ cho hoa trái, nông dân, chủ vườn ở “thủ phủ” thanh long Bình Thuận tự ví phận người cũng như phận cây. Có người được đẻ ngay tại ruộng, lớn lên bằng hương vị ngọt ngào pha lẫn những suy tư, nhọc nhằn. Bao mùa mưa nắng đi qua, giấc mơ làm nông dân thời hội nhập luôn thôi thúc những đôi tay cần mẫn tạo nên các dấu ấn cho quê hương, đất nước.
Trong và sau Tết Kỷ Hợi 2019, ngư dân các tỉnh ven biển liên tiếp nhận được “lộc” từ biển. Sự khởi đầu thuận lợi ngay từ đầu năm đem lại kỳ vọng cho ngư dân sẽ có một năm bội thu, đồng thời cũng là nguồn động viên cho ngành thủy sản nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.
Với lòng nhiệt huyết ngày đêm không quản ngại vất vả, nhiều năm qua những đảng viên, là người DTTS ở bản tái định cư Thanh Bình xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã bền bỉ tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về với người dân. Trong phát triển kinh tế, họ chính là người đi đầu khai phá vùng đất khó để giúp đồng bào vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.
Thôn Rồ Ôn, xã Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) là nơi sinh sống tập trung của đồng bào Raglai. Nơi đây, có một nghề truyền thống luôn được bà con gìn giữ, đó là nghề mây tre đan. Hiện nay, các sản phẩm đan lát từ mây tre của núi rừng đang tạo việc làm cho lao động địa phương trong những tháng nông nhàn, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống gia đình.
Trong điều kiện hạn chế tối đa đầu tư công để kiềm chế lạm phát thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ nước ngoài thực sự là một trợ lực đối với các địa phương miền núi. Từ nguồn vốn này, các công trình điện, đường, trường, trạm,… đã được xây dựng, tạo nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội.
Hàng trăm thôn xóm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Không có điện, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất.
Mảnh đất Phú Điền, huyện Tân Phú (Đồng Nai) từng là một làng quê nghèo khó. Ngày đó, bao bọc xã là những cánh đồng đầy lau sậy và đầm lầy. Điện, đường, trường, trạm… còn là những ước mơ của người dân nơi đây. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ.
Sau những ngày Tết cổ truyền đoàn kết, ấm cúng, sẻ chia, hàng trăm nông dân tay chăm cuốc rẫy, chân quen lội rừng ở khu vực phía Bắc Tây Nguyên lại náo nức đưa các sản phẩm đặc trưng của làng, của xã mình đến các đô thị, các khu trưng bày, trình diễn. Mỗi sản vật đều chứa ẩn khát vọng, biểu trưng quan điểm sống, lao động, sản xuất của con người, vùng đất hùng vĩ và cuốn hút này.