Quan Hóa là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có 5 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Thái, Mường, Kinh, Mông và Hoa. Những năm qua, từ thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, đến nay huyện đã mang trên mình diện mạo mới, đời sống người dân ngày càng ổn định phát triển.
Từ năm 2016 đến 2018, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt, xử lý 431 vụ với 522 đối tượng vi phạm lâm luật, khiến gần 230ha rừng bị hủy hoại; nhiều vụ việc đã bị khởi tố, đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong một vài vụ án vẫn có những dấu hiệu oan sai.
Điện lực Bắc Kạn hiện quản lý trên 1.500km đường dây cao áp, cung cấp hàng trăm triệu kWh điện cho trên 97% số hộ dân trên địa bàn. Dù ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Vì vậy, công tác quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn lưới điện đang gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa bão đang đến gần.
Như kỳ báo trước đã phản ánh, việc quản lý đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (Đăk G’long, Đăk Nông) rất lỏng lẻo. Đây là “chất xúc tác” kích thích nạn phá rừng, xâm canh, lấn chiếm và tranh giành, cướp đất lâm nghiệp.
Nghề làm giấy dó đã từng có thời gian hưng thịnh rồi bị mai một, bởi sự lấn át của thị trường các loại giấy công nghiệp. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật về tranh giấy dó liên tục được trưng bày, cho thấy vẻ đẹp bền bỉ của chất liệu này. Hiện nay, giấy dó bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong mỹ thuật và dần lấy lại vị thế của mình.
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt Nam đã chiếm ưu thế từ hệ thống các siêu thị đến chợ truyền thống. Không những vậy, Cuộc vận động cũng đã góp phần xây dựng nhiều thương hiệu Việt và khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài.
LTS: Từ một vụ án “Hủy hoại rừng” có dấu hiệu oan sai ở huyện Đăk G’long (Đăk Nông), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã thâm nhập thực tế, từ đó phát hiện ra những “lỗ hổng” rất khó hiểu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng ở địa phương này. Đằng sau đó là rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc của một bộ phận không nhỏ người dân từ các nơi khác di cư đến Đăk G’long tìm kế mưu sinh.
Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương là xã miền núi đầu tiên của Nghệ An về đích nông thôn mới (NTM). Để đạt được kết quả đó phải kể đến tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của bà con đồng bào các dân tộc và sự phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và người dân.
Theo UBND huyện Bảo Thắng (Lào Cai), từ nay đến cuối năm sẽ tiến hành di chuyển 113 hộ ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, đây là các hộ nằm tại các vị trí bức xúc nhất.
Với các giá trị về lịch sử và văn hóa vốn có qua hơn 100 năm ra đời và phát triển, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 10 năm 2015. Tuy nhiên, dù được người dân trong vùng ra sức gìn giữ, thế nhưng nghề làm bánh tráng phơi sương truyền thống Trảng Bàng đang đối diện nguy cơ mai một.
Tại Thanh Hóa, những năm qua, số lượng người dân miền núi tìm việc làm qua con đường đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngày càng tăng. Đặc biệt, từ việc XKLĐ, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả.
Đồng bào Jrai xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, Gia Lai quen làm nương rẫy, đời sống rất khó khăn. Tận dụng mặt nước 2 lòng hồ thủy điện Sê San và Sê San 3A trên địa bàn, chính quyền xã Ia Kreng phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Gia Lai và phòng Nông nghiệp huyện đầu tư và hướng dẫn cho bà con nuôi cá lồng bè. Sau 1 năm triển khai, bà con đã thu hoạch lứa cá lồng đầu tiên thu về 30-40 triệu đồng/lồng.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước thường gặp khó về tiêu chí giảm nghèo. Tuy nhiên, ở các xã vùng ven biển, bãi ngang, trong đó điển hình là tỉnh Cà Mau, tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) đang cản bước nhiều xã về đích NTM…
Một thời, ở Thanh Hóa, cây cao su từng được kỳ vọng là cây chủ lực để người dân thoát nghèo. Và thực tế, vào thời điểm những năm 2011- 2012 cây cao su được ví như vàng trắng bởi giá 1kg mủ cao su khô có thể lên tới 80 nghìn đồng/kg, mỗi ha đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Nhờ đó mà người trồng cao su đã có đời sống sung túc.
Thông tin hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao gần như bất thường thời gian qua, đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức lên tiếng giải thích về vấn đề này.
Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, nhất là thực hiện nghiêm Quyết định số 22/2013 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng được hỗ trợ xây, sửa nhà ở khang trang, kiên cố, ổn định cuộc sống, từ đó, góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Đối với các địa phương miền núi, vùng DTTS, đào tạo nghề được kỳ vọng là giải pháp quan trọng giúp người dân tạo công ăn việc làm, đẩy lùi đói nghèo. Tuy nhiên, ở huyện vùng cao Nậm Pồ, địa phương nghèo nhất, khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại đang bộc lộ nhiều bất cập. Lao động chưa sống được bằng nghề đào tạo, thiếu việc làm, người dân bất chấp nguy hiểm xuất cảnh chui ra nước ngoài để làm thuê… Đây là bài toán khó mà chính quyền huyện Nậm Pồ chưa tìm ra lời giải thoả đáng.
Thời điểm này, ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu, nhưng bà con nông dân ở tổ 5, ấp Lộc Thành đang lâm vào cảnh nợ nần bởi khoảng 20ha dưa hấu của bà con đã bị héo rũ rồi chết hẳn không cho thu hoạch.
Triển khai tinh thần Nghị quyết 18 và 19, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn. Ghi nhận tại xã An Bình, huyện Văn Yên cho thấy, việc sắp xếp đã góp phần tinh gọn bộ máy hành chính cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Mường Phăng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn là nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch. Cũng tại đây, Đại tướng đã đưa ra những quyết sách, chiến lược tài tình để làm lên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu… Khi đất nước trên đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa, người dân Mường Phăng lại xung phong trên trận tuyến đấu tranh đẩy lùi đói nghèo. Về thăm Mường Phăng vào những ngày tháng Năm, cảm nhận về một cuộc sống yên bình, no ấm đang hiện hữu trên mảnh đất này.