Tôi lại về Lạc Dương, một huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng nơi có hơn 75% dân cư là người Cill, Lạch (thuộc dân tộc Cơ-ho). Sau nhiều năm đằng đẵng không đặt chân tới mảnh đất này, lần này trở lại không phải là đi du lịch săn tìm cái hay, cái lạ của văn hóa núi rừng, cũng không phải để nghe cồng chiêng dội ra từ vách núi Lang biang tình sử. Đi để vui vì “con người mới” trong tư duy làm kinh tế tại mỗi buôn làng đã không còn heo hút, tách rời.
Tình trạng tiêu chết hàng loạt trong những năm gần đây tại tỉnh Bình Phước khiến hàng trăm nông hộ trồng tiêu lao đao, thiệt hại nặng nề về kinh tế. Để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, các ngành chức năng của tỉnh Bình Phước đang tham mưu cho UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời định hướng cho bà con chuyển đổi một phần diện tích trồng tiêu sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao nhằm ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhu cầu thanh niên DTTS vay vốn phát triển kinh tế, tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp, lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp rất lớn. Theo đó, Tỉnh Đoàn Lai Châu cùng với các tổ chức chính trị-xã hội khác đã tích cực triển khai thực hiện ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Lai Châu, giúp đoàn viên, thanh niên có điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.
Thực trạng khó khăn của không ít ngư dân ở các làng chài, đòi hỏi chính quyền các địa phương ven biển Nam Trung bộ cần phải có giải pháp tháo gỡ. Đồng thời, mỗi ngư dân cũng cần tự thay đổi nhận thức trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Và một trong những giải pháp hiệu quả, là việc hình thành nên các mô hình du lịnh ven cửa biển mở ra cơ hội thay đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế cho nhiều làng chài ven biển...
Ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An), đồng bào luôn dành cho già làng, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lô Xuân Tiến những tình cảm trân trọng. Bao năm qua, ông gần như dành hết sức khỏe, thời gian xây dựng khối đại đoàn kết, động viên Nhân dân nỗ lực phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Vùng đất Trà Bồng (Quảng Ngãi), từ lâu đã được mệnh danh là “thủ phủ” của cây quế. Thời điểm này, đồng bào Cor ở vùng cao Trà Bồng đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch quế. Vỏ quế năm nay có giá cao hơn mọi năm nên đã giúp nhiều hộ dân có nguồn thu đáng kể từ cây trồng này.
Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, Hà Giang là địa phương có nhiều tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, cảnh quan, đã và đang được Trung ương chọn là một trong những địa phương triển khai điểm Chương trình này.
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã bắt đầu khởi động. Có thể nói, cuộc tổng điều tra có ý nghĩa thiết thực với đời sống người dân, trong đó có người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn nhiều khó khăn. Để hiểu hơn những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của đồng bào DTTS về cuộc tổng điều tra này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ngắn một số cán bộ, sinh viên, người dân là người DTTS.
Bao đời nay, bám biển mưu sinh vốn là nghề truyền thống của ngư dân các làng chài ven biển khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên, nghề đi biển ngày càng khó khăn, vất vả. Thực tế này, đòi hỏi chính quyền và ngư dân các làng chài vừa phải đẩy mạnh vươn khơi bám biển, vừa phải có sự linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề để tìm hướng phát triển kinh tế bền vững.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà. Do đó, dù có đi làm ăn xa cũng tranh thủ về trước mộ phần thắp hương tưởng nhớ. Tại những phum, sóc có điều kiện, người ta có thể tổ chức lễ “làm phước” khá long trọng và mời các sư đến tụng kinh cầu siêu. Sau khi đến chùa, người Khmer thường về nhà sum họp gia đình hoặc đến thăm họ hàng gần xa, chúc nhau mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt.
Trong những năm qua, cùng với các giải pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, chủ trương đưa cán bộ Biên phòng về trực tiếp tham gia vào cấp ủy ở các xã vùng sâu, vùng xa, xã biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang mang lại nhiều kết quả tích cực.
Cây mì (sắn) đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân trong tỉnh Bình Định, nhưng việc phát triển ồ ạt như hiện nay sẽ để lại nhiều hệ lụy. Do vậy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương cảnh báo cho người dân, đồng thời thực hiện nghiêm việc phát triển diện tích mì theo đúng quy hoạch và triển khai nhiều biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất.
Tổ chức kết nối, liên kết giữa các mô hình, giúp thanh niên hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế theo các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, đặc biệt quan tâm thanh niên người DTTS, là những hoạt động đang được Tỉnh đoàn Yên Bái tập trung hỗ trợ giúp thanh niên sáng tạo khởi nghiệp và lập nghiệp. Từ các chương trình, dự án hỗ trợ, nhiều mô kinh tế trang trại, tiểu thủ công nghiệp… do những thanh niên là người DTTS làm chủ đã ra đời.
Kinh tế -
Hồng Vân- Nguyễn Hoa -
15:34, 05/04/2019 Một ngày đầu tháng Ba, nắng vàng như mật, tiết trời ấm áp báo hiệu cho mùa gieo hạt được bắt đầu. Đây là thời điểm người Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bận rộn với công việc nương, ruộng. Ông Dương Văn Sình, Phó trưởng bản, đồng thời là Người có uy tín của bản cho biết, vì Trung Sơn đất ít, nên bà con phải đến các triền núi xa nhà, thuê lại đất của người địa phương để làm kinh tế.
Xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm gần 68%), sau 8 năm xây dựng xã nông thôn mới (NTM), Hưng Hội đã đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy năm nay, đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây càng thêm vui tươi, phấn khởi.
Phương pháp của Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) là theo suốt quá trình học tập, thực hành quản trị sản xuất của các chủ hộ sản xuất. Trong Chương trình này, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, tạo ra “sân chơi” với những quy định chặt chẽ để nông dân gia tăng giá trị của nông sản.
Hình ảnh những bè cá lênh đênh giữa dòng sông La Ngà đã trở thành nét đặc trưng của huyện Định Quán (Đồng Nai). Đây cũng là điểm thu hút khách qua đường và nhiếp ảnh gia khi có dịp ngang qua quốc lộ 20. Thế nhưng những năm gần đây, việc lên xuống bất thường của thủy triều khiến cho đời sống của những hộ dân nuôi cá bè cũng lao đao theo con nước.
Sau khi giao cho các bộ, ngành liên quan tiến hành bán đấu giá áo và trái bóng của đội tuyển U23 Việt Nam tặng (sau thành công với vị trí Á quân giải U23 châu Á năm 2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dành toàn bộ số tiền thu được tặng cho người nghèo trong cả nước để làm nhà. Tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu) nhờ quà tặng của Thủ tướng 20 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đã có nhà ở mới.
Với quyết tâm bảo tồn những bài thuốc quý chữa bệnh, hỗ trợ cộng đồng tạo sinh kế từ rừng… Lò Lở Mẩy dân tộc Dao, thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã và đang có nhiều việc làm thiết thực đối với mảnh đất quê hương.