Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Á Bank cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngành dược phẩm

Tuấn Đạt - 20:15, 21/08/2020

Dù cơ hội kinh doanh rất rõ ràng, doanh nghiệp trong lĩnh vực dược, thiết bị - vật tư y tế hiện nay vẫn gặp khó khăn muôn thuở: Thiếu vốn, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh và bỏ lỡ những hợp đồng, thương vụ có giá trị. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) đã cải thiện, bổ sung nhiều ưu đãi mới đối với sản phẩm cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngành Dược phẩm, Vật tư và Thiết bị y tế.

Bắc Á Bank đã cải thiện, bổ sung nhiều ưu đãi mới đối với sản phẩm cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngành Dược phẩm, Vật tư và Thiết bị y tế
Bắc Á Bank đã cải thiện, bổ sung nhiều ưu đãi mới đối với sản phẩm cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngành Dược phẩm, Vật tư và Thiết bị y tế

Đi tìm động lực tăng trưởng

Theo báo cáo Chỉ số niềm tin Người tiêu dùng quý 2/2020 của Nielsen, sức khoẻ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người Việt, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh leo thang và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Trong khi hầu hết các ngành nghề kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngành Dược và Thiết bị - Vật tư y tế lại “đi ngược sóng” khi ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, không phải chờ đến lúc mối đe doạ bệnh tật liền kề mới làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế, trên thực tế Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường dược phẩm và vật tư - thiết bị y tế vô cùng tiềm năng, được củng cố bởi ba động lực chính.

Thứ nhất, dân số Việt Nam đang ghi nhận tốc độ già hoá nhanh nhất từ trước đến nay: Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người năm 2020 – chiếm gần 7,9% dân số cả nước. Dân số già hoá đồng nghĩa với nhu cầu thăm khám tăng cao cũng như đòi hỏi nhiều trang thiết bị y tế hiện đại hơn được sử dụng trong công tác chẩn đoán - điều trị.

Thứ hai, quá trình đô thị hoá nhanh chóng và mức sống dân cư cải thiện với sự sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sức khoẻ của tầng lớp trung lưu và giàu có tăng mạnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường IMS Health, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt 50 USD/ người/ năm và duy trì mức tăng trên 10%/năm cho tới năm 2025.

Thứ ba, mục tiêu thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành y tế đang rất được chú trọng thực hiện. Với nguồn Ngân sách Nhà nước, hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được huy động đầu tư cho trang thiết bị y tế, tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh. Với nguồn vốn tư nhân, qua nhiều chính sách khuyến khích phù hợp, số giường bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân dự kiến sẽ chiếm 20% tổng số giường trong năm 2020 này, hầu hết được trang bị hiện đại, tối tân.

Thêm vào đó, yếu tố thời điểm đặc thù bởi ảnh hưởng từ Covid-19 cũng gợi mở hướng sản xuất chiến lược về thuốc, thiết bị, vật tư… Nhiều sản phẩm thiết yếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được doanh nghiệp Việt xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau ­­­- góp phần củng cố thêm nhận định của nhiều chuyên gia: “Ngành dược, Vật tư - Thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số trong một vài năm tới”.

Nắm bắt cơ hội bằng dòng vốn ưu đãi

​​ Nhận thấy nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực y dược ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) đã cải thiện, bổ sung nhiều ưu đãi mới đối với sản phẩm cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngành Dược phẩm, Vật tư và Thiết bị y tế. Đây chính là gói giải pháp tài chính trọn gói, chuyên biệt được Bac A Bank thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này với sự đa dạng về hình thức cấp tín dụng và linh hoạt về chính sách tài sản bảo đảm - hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, triển khai dự án.

Sản phẩm hướng tới nhiều đối tượng khác nhau hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm và vật tư, thiết bị y tế, từ các doanh nghiệp có nguồn vốn quốc doanh đến các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, liên kết hay chủ doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, sản phẩm còn mở rộng, chấp nhận cả những những doanh nghiệp được thành lập dưới 02 năm với năng lực tài chính đảm bảo. Tuỳ theo nhu cầu thực tế, khách hàng có thể sử dụng trọn gói hoặc riêng biệt một trong các dịch vụ gồm: Cho vay, phát hành bảo lãnh & phát hành L/C phục vụ xuất/nhập khẩu.

Để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, ngoài đơn vị sự nghiệp y tế (Bệnh viện trực thuộc Trung ương, bệnh viện trực thuộc Sở y tế, bệnh viện trực thuộc các Bộ, ban, ngành,…), Bac A Bank chấp nhận chủ đầu tư (bên mua đã ký kết hợp đồng đầu ra với doanh nghiệp) là bệnh viện tư nhân và đồng ý giải ngân lên tới 80% giá trị Hợp đồng/ đơn đặt hàng.

Thêm vào đó, doanh nghiệp khi phát hành bảo lãnh tại Bac A Bank sẽ được hưởng tỷ lệ tín chấp cao, lên tới 50% đối với bảo lãnh hoàn tạm ứng.

Bac A Bank cũng triển khai song song các chính sách hỗ trợ như khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản mới được miễn phí giao dịch, miễn phí chuyển tiền trong nước, phí dịch vụ ngân hàng điện tử và giảm tối đa 30% phí phát hành bảo lãnh theo quy định hiện hành.

Đồng thời, khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành Dược - Y tế được giảm tối đa 0,9% lãi suất khi vay vốn lưu động so với quy định lãi suất hiện hành trong 06 tháng đầu tiên của khế ước nhận nợ. Đối với vay vốn trung dài hạn, lãi suất áp dụng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành Dược - Y tế chỉ từ 7,49% trong 06 tháng đầu tiên.

Với sự hỗ trợ tối đa về hồ sơ thủ tục và nhiều chương trình ưu đãi kèm theo, Bac A Bank cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp y dược nhằm tối ưu hoá nguồn lực tài chính để tiếp cận thị trường và tận dụng các cơ hội kinh doanh hiện hữu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập website www.baca-bank.vn hoặc liên hệ Tổng đài CSKH 1800 588 828.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Chiều 7/12, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tổ chức Khai mạc “Hội thi ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, nhằm giới thiệu các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng; sáng tạo thêm các món ăn dinh dưỡng từ đặc sản cây sâm dây. Hội thi cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, thu mua và chế biến dược liệu và kết nối các hoạt động du lịch trải nghiệm văn hóa, khám phá cây quốc bảo sâm Ngọc Linh.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10:29, 08/12/2023
Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc thực hiện hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, góp phần đạt được mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 08:27, 08/12/2023
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 07:39, 08/12/2023
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).