Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), ông Đào Trọng Đề, Bí thư Chi bộ thôn Na Lang, xã Tà Chải là cán bộ thôn tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Những năm qua, bằng uy tín trách nhiệm của bản thân, ông đã tích cực đi đầu trong việc vận động Nhân dân cùng đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, chung sức xây dựng và duy trì thôn kiểu mẫu nông thôn mới.
Trong số báo 1519, ra ngày 22/5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết phản ánh việc điều chỉnh chính sách giáo dục dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm học tới đây. Theo đó, từ năm học 2019-2020, địa phương này sẽ dừng tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 đối với các trường Dân tộc Nội trú (DTNT). Chủ trương này được cho là phù hợp trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xung quanh việc thay đổi này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 279/QĐ-TTg phê quyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu phụ tải giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (DSM).
Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào DTTS sinh sống được Chính phủ đầu tư theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2009-2020. Với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội những năm gần đây, Như Xuân đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra khỏi danh sách huyện 30a.
Từ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân Tày, những chiếc thìa, dĩa nhỏ xinh; cốc chén tiện dụng; giỏ, làn, khay lạ mắt… ra đời. Sản phẩm thân thiện với môi trường đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh… Đó là thành quả của cô gái trẻ Trịnh Thị Thảo (sinh năm 1989) với ý tưởng khởi nghiệp và hành trình nỗ lực đánh thức giá trị sản phẩm từ mây, tre...
Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với Nhân dân trên địa bàn cả nước người dân trên địa bàn huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã thay đổi nhận thức, chủ động tìm mua hàng hoá sản xuất trong nước để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Từng trải qua nhiều cương vị như Chi Hội trưởng Nông dân kiêm Phó Ban thôn; Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn; Chi Hội trưởng Người Cao tuổi, ông Đinh Văn Trí (73 tuổi, dân tộc Cơ-tu) luôn được bà con thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang (TP. Đà Nẵng) quý mến. Bởi, ông không chỉ là một người giỏi làm ăn mà còn đem lại sự đoàn kết, no ấm cho bà con.
Lúc sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thanh niên. Trong Di chúc của Người, thanh niên chính là những người “thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên…”. Thực hiện lời căn dặn đó, thanh niên các DTTS tỉnh Hà Giang đã và đang nỗ lực tổ chức thực hiện nhiều hoạt động, chương trình xây dựng phát triển quê hương…
Gạo Bao Thai Chợ Đồn là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh Bắc Kạn, được đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Giống lúa này được canh tác rộng rãi trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong vụ mùa hằng năm, cho năng suất cao, hạt gạo trắng, thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dưỡng.
Tính đến nay, Sóc Trăng là tỉnh thứ 7/13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSLC) có lợn bị nhiễm dịch tả lợn, sau các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ. Số lợn bị phát hiện và tiêu huỷ lên đến trên 2.000 con. Phần lớn, các ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tiêm phòng đầy đủ, chưa áp dụng biên pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Các chủ hộ có sử dụng thức ăn viên và có sử dụng thức ăn thừa lấy từ các quán ăn, chưa qua xử lý nhiệt để cho heo ăn.
Nhiều người thường quan niệm trưởng thôn, trưởng bản phải là những người có tuổi. Những “già làng” có đủ thời gian trải nghiệm cuộc sống, có lời nói “đủ nặng” để bà con nghe. Vậy mà ở tuổi 32, chàng trai người Dao Trần Văn Thanh đã 4 năm đảm nhiệm chức vụ trưởng thôn Hòn Lau, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Bằng nhiệt huyết sức trẻ, anh có cách làm hay giúp người Dao xóa bỏ nhiều tập tục lạc hậu, tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
Hà Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Những năm gần đây, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt chú trọng. Nhờ đó đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội.
Trong tháng 5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập các đoàn công tác để nắm tình hình phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Đăk Lăk, Kon Tum và Gia Lai.
Để phát huy tài nguyên đất và rừng, thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng có không ít vấn đề xảy ra xung quanh một số dự án khiến dư luận bất bình.
Chiều ngày 28-5, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Tập đoàn De Heus (Vương quốc Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước) về hợp tác đầu tư Dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk”.
Nhiều năm nay, ông Hồ Huôn, 63 tuổi, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn để truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại.
Từng đạt giải Nhì trong cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2014, chàng trai dân tộc Tày-Hà Ngọc Châm, sinh năm 1995, quê ở Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn săn đón. Song, Châm đã từ chối để về quê vận động hàng chục thanh niên cùng nhau khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu chè Phong Vân.
Hiện nay, cả tỉnh Bình Định còn 6 làng đặc biệt khó khăn thuộc 2 huyện miền núi Vân Canh và Vĩnh Thạnh chưa có điện lưới quốc gia. Do thiếu điện nên cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, đa số các hộ dân thuộc diện nghèo… Vì thế UBND tỉnh Bình Định đề ra kế hoạch đến năm 2020 sẽ cung cấp điện cho các làng này. Đây là một tin vui, vậy là ước mơ từ bao đời nay của người dân vùng khó đã dần trở thành hiện thực.
60 năm đã trôi qua, nhưng với mỗi người Việt Nam, ký ức đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên. Ngày nay, trong thời đại mới, con đường huyền thoại ấy lại tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.