"Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng” là chủ đề của "Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019" của Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện trong 5 ngày ( từ 01/07/2019-05/07/2019) tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hoà Bình, với 98% bà con là người dân tộc Mường, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng nhiều khó khăn.
Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục, xây dựng các làng nghề truyền thống và xuất khẩu các sản phẩm mây, tre đan. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Sau 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu, được đánh giá là bước đột phá về đổi mới tư duy tiếp cận trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam, tạo động lực mạnh mẽ để người dân thay đổi tập quán của mình nhằm thích ứng và phát triển bền vững.
Là huyện mới được chia tách từ huyện Than Uyên (2008), tuy nhiên huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội, trong đó, có phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là địa phương được tỉnh Lai Châu lựa chọn là huyện đầu tiên về đích NTM vào năm 2020.
Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ thực hiện việc cấp thẻ BHYT điện tử cho người tham gia. Khi đi khám chữa bệnh, người dân sẽ không còn phải mang theo các giấy tờ tùy thân, thay vào đó sẽ được xác thực nhân thân bằng thông tin sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt... tại cơ sở y tế. Đây là bước tiến mới trong hiện đại hóa hành chính của ngành BHXH, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Từ vùng sình lầy bỏ hoang, đồng bào M’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông đã cải tạo thành cánh đồng màu mỡ. Cùng với sự hỗ trợ giống, vật tư của Nhà nước và hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp, đồng bào M’nông biết trồng lúa nước, biết áp dụng kỹ thuật vào canh tác đã làm nên những mùa vàng no ấm.
Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), cơn bão số 2 xảy ra từ 19h ngày 3/7 đến 1h ngày 4/7, với lượng mưa lớn, làm hư hỏng lưới điện trung và hạ áp ở 6 tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa và Hưng Yên, với tổng số khách hàng bị ảnh hưởng là 304.030 khách hàng, số khách vẫn còn đang bị gián đoạn việc cung cấp điện là 106.204 khách hàng...
Tây Nguyên là mảnh đất chứa đầy huyền tích văn hóa. Và mỗi khi đặt chân tới mảnh đất này, những câu chuyện về đàn voi rừng được thuần hóa luôn mang lại nhiều cảm xúc khó tả...
Tháng 6/2019, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được Đơn thư kiến nghị của bà Trương Thị Huệ, Huấn luyện viên (HLV) môn Cử tạ đang làm việc tại TTTDTT, tỉnh Thái Nguyên về việc từ tháng 6/2018 đến nay bà Huệ cùng nhiều người lao động khác của Trung tâm không nhận được lương và các chế độ theo quy định.
Chọn Trà Vinh, một trong những địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nhiều về biến đổi khí hậu để khởi nghiệp, nhưng Phạm Đình Ngãi (người sáng lập ra thương hiệu Mekong Cacao) vẫn ngày ngày kiên định với dự án của mình nhằm chứng minh mảnh đất nào cũng có thể “nở hoa”.
Trước đây, để vận động được thanh niên DTTS rời buôn làng, xuống phố làm việc là điều không phải dễ. Nhưng nay, nhiều người đã thay đổi tư duy, thay đổi tập quán lao động cố hữu, vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nhờ đó, cuộc sống của họ ổn định hơn, từng bước hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế biển xanh được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời bảo tồn sức khoẻ của các hệ sinh thái biển, đại dương”. Tại Việt Nam, để nâng cao giá trị kinh tế biển xanh việc xây dựng thương hiệu quốc gia biển hay thương hiệu biển xanh đã được Chính phủ xác định là chiến lược, và đã có lộ trình thực hiện nhằm đưa những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, những tên gọi, hình ảnh gắn liền với biển, đảo Việt Nam.
Nghề đan lát một thời được xem là nghề cứu cánh, đem lại ấm no và là nét văn hóa của người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện nay xã hội phát triển, các vật dụng truyền thống từ đan lát đều được người dân thay thế bằng vật dụng bằng nhựa hay nhôm, vì thế nghề đan của đồng bào có nguy cơ bị mai một.
Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mắc ca-một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu của địa phương. Người tiên phong đưa mắc ca về đất Tân Uyên là Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Xuân Cát.
Trong gần 43 năm hình thành và phát triển (thành lập năm 1976), sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk đã có mặt trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD. Nền tảng giúp Vinamilk phát triển đồng bộ và dẫn đầu chính là sự đầu tư nghiêm túc và bài bản cho chất lượng sản phẩm, đảm bảo luôn cung cấp ra thị trường các sản phẩm tốt nhất và theo những xu hướng dinh dưỡng tiên tiến trên thế giới.
Trong số 37 sản phẩm OCOP Bắc Kạn được công nhận năm 2018, có một sản phẩm đặc biệt của huyện Ba Bể, đó là rau bò khai. Từ một loại rau rừng mọc hoang dại, rau bò khai được thuần hóa, trở thành nông sản hàng hóa nổi bật của địa phương.
Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho nhiều loại cây ăn quả đặc sản,… Đó là cách làm của huyện Tràng Định (Lạng Sơn) trong chiến lược nâng cao giá trị cây trồng, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sau gần 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước tại tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hiệu quả mang lại từ vốn vay đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo. Huyện Si Ma Cai là một điển hình.
Hoảng hốt khi chứng kiến sự trôi chảy của thời gian đã biến nhiều thứ thành phế tích, anh Trần Văn Sơn (Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa) cùng nhiều cộng sự khác của mình băng rừng, lội suối săn tìm hàng ngàn cổ vật quý. Cùng với bảo quản là hành trình khổ luyện nghiên cứu, tìm đọc hàng vạn trang tư liệu, sách, báo liên quan để say xưa kể miễn phí cho khách thập phương suốt ngày này sang tháng nọ về các cổ vật quý mà không biết chán.
Phụ nữ Việt Nam chiếm gần 50% lực lượng lao động cả nước, là nguồn lực rất lớn trong khởi nghiệp, làm giàu. Tuy nhiên, phụ nữ đặc biệt là phụ nữ DTTS đang gặp nhiều rào cản trong quá trình khởi nghiệp. Tháo gỡ khó khăn, rào cản để phụ nữ DTTS khởi nghiệp là việc cần được ưu tiên quan tâm.