Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trứng “vàng” từ nuôi gà công nghệ cao

Phạm Việt Thắng - 07:48, 04/11/2020

Trong lúc bà con tập trung trồng mía, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường thì anh Trần Xuân Sơn ở thôn Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) lại rẽ theo hướng khác: Nuôi gà. Và, anh đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để đàn gà đẻ… trứng “vàng”.

Anh Trần Xuân Sơn giới thiệu về phương pháp nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao
Anh Trần Xuân Sơn giới thiệu về phương pháp nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao

Tên của nông dân Trần Xuân Sơn được xướng lên tại Hội nghị biểu dương điển hình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tỉnh Nghệ An, vì anh “dám” nuôi những 11 nghìn con gà đẻ trứng, thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Chưa dừng lại ở đó, kế hoạch của anh trong năm tới là phát triển thêm khoảng 5 nghìn con gà nữa.

Lối rẽ trái

Xã Nghĩa Hưng từ hàng chục năm nay chuyên về cây mía. Cả xã trồng mía cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Đường Nghệ An. Kể ra thì nghề trồng mía cũng đã bảo đảm cho bà con đủ ăn, đủ mặc. Nhà anh Sơn đất ít, diện tích mía không đáng kể, mua đất để sản xuất thì không đủ tiền, mà nếu có tiền mua đất thì thời gian hoàn vốn cũng khá lâu. Vợ chồng anh Sơn quyết định chuyển hướng sang nuôi gà thịt. Đầu ra là bếp ăn của Nhà máy Đường. “Thời gian đó, chúng tôi cung cấp hàng yến gà thịt cho Nhà máy mỗi ngày. Tính ra cũng được lắm”, anh Sơn cho biết. Thế rồi, dịch H5N1 tràn về, số gà thì chết, số phải tiêu hủy, nhà anh Sơn rơi vào kiệt quệ. Anh kể: Chúng tôi đã phải di chuyển đàn gà hàng nghìn con đi xa làng hơn 3km để cách ly, nhưng cũng không cứu vãn nổi. Trắng tay.

Không nản chí, anh bỏ công đi học 6 tháng về kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng; đi hết Hải Dương, Hà Tây (cũ)… để học hỏi kinh nghiệm, học hỏi cái mới. Anh nhớ lại: Thấy mình lặn lội từ Nghệ An ra, ai cũng nhiệt tình, hết lòng chia sẻ. Cũng vì thế mà tôi càng quyết tâm đầu tư nuôi gà đẻ trứng. Lúc đầu tôi nuôi 2.000 con trong vườn nhà, vừa nuôi vừa học. “Đúng là có học có khác, khi nắm vững kiến thức, kỹ thuật mình rất tự tin. Từ việc nhỏ thuốc cho gà ít ngày tuổi đến việc tiêm Vacxin phòng các loại bệnh, tôi thành thục không kém cán bộ thú y”, anh Sơn khẳng định. Cũng theo anh Sơn, người chăn nuôi gà sợ nhất là dịch bệnh, nếu không cẩn thận là mất trắng cả sản nghiệp. Vì thế mà người chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch bệnh. Gà 1 ngày tuổi, 5 ngày tuổi và 7 ngày tuổi thì phải nhỏ những thuốc gì, đến 15 ngày tuổi lại phải quay lại quy trình cũ; 21 ngày tuổi thì liều lượng cao hơn, nhưng đến 45 ngày tuổi thì phải tiêm vào cánh… Tóm lại là nghiêm ngặt lắm.

Làm ăn lớn, phải tính “thoáng”

Toàn bộ các công đoạn từ thức ăn, nước uống… của 11 nghìn con gà gần như tự động hoàn toàn. Anh Sơn kể: Nan giải nhất là đất đai. Muốn chăn nuôi lớn thì phải có đất để làm trang trại, mà đất ở đây thì anh biết rồi đó, đắt đỏ lắm. Tôi nảy ra sáng kiến, tự dồn điền đổi thửa. Mấy thửa ruộng nằm rải rác ở các cánh đồng khác nhau, tôi thương lượng với bà con để đổi cho họ, nhằm tập trung về một chỗ. “Mình phải thoáng, đừng căn ke thì mới đổi được. Ví dụ, ruộng nhà mình có diện tích 1,5 sào thì chỉ cần đổi lấy 1 sào thôi, đừng nghĩ thiệt hơn”, anh Sơn cười vui vẻ. Và cuối cùng thì anh đã có được 0,6ha đất để xây dựng trang trại tập trung.

Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt như Nghĩa Đàn, rất không thuận lợi cho việc chăn nuôi gà, nhất là gà đẻ trứng. Anh Sơn đã quyết định đầu tư hệ thống điều hòa, hệ thống lọc gió để nhiệt độ luôn ổn định cũng như bảo đảm vệ sinh chuồng trại. Anh nói: Riêng hệ thống điều hòa, lọc gió, hệ thống cung cấp nước uống cho gà… đã tốn hơn 1 tỷ đồng. Nhưng nếu không đầu tư thì không những không hiệu quả mà có khi còn thiệt hại lớn. Đó là chưa kể phải liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp con giống, thức ăn, thú y và cả các cơ sở bao tiêu sản phẩm. Với anh Sơn, Công ty CP là đơn vị mà anh tin tưởng chọn mua con giống và thức ăn; còn chăm sóc thú y thì anh lựa chọn Công ty Thú y xanh. Về tiêu thụ sản phẩm, theo anh Sơn là “gà đẻ chừng nào bán hết chừng đó”, nhất là dịp này, vừa qua tết Trung thu, các cơ sở lại chuẩn bị nguyên liệu bánh cho tết Nguyên đán.

Anh Sơn không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi về doanh thu mỗi ngày, mà chỉ nói: Với giá trứng hiện nay là 2.100 đồng/quả, mỗi ngày tôi bán ra 9.000 quả…

Tôi tính ra, mỗi ngày doanh thu từ bán trứng gà của anh Sơn gần 20 triệu đồng. Một con số không nhỏ chút nào!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Tin nổi bật trang chủ
Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Bộ Công thương vừa khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Thời sự - Hương Trà - 1 giờ trước
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2024.
Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 11/9, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị họp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo tỉnh và 100 đại biểu đại diện trên 16.000 trí thức, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học- kỹ thuật và văn nghệ sĩ tiêu biểu, trong đó có 13 đại biểu dân tộc Chăm và 2 đại biểu dân tộc Raglai.
Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên vào sáng ngày 10/9 đã vùi lấp 37 ngôi nhà làm hàng trăm người thương vong. Gần hai ngày trôi qua, tại nhà văn hóa thôn Làng Nủ, nơi đặt Sở Chỉ huy tiền phương, nhiều người dân vẫn ngóng chờ tin tức của người thân mình trong tuyệt vọng.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 11/9, tại Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì. Đây là cơ chế hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Trưa 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6477/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang vào 15 giờ cùng ngày.
Đau thương bao trùm thôn Làng Nủ

Đau thương bao trùm thôn Làng Nủ

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 11/9, sau hơn 6 tiếng di chuyển từ thành phố Lào Cai, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển mới đến được thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên - nơi vừa xảy ra trận lũ quét kinh hoàng khiến hàng trăm người thương vong.
Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã thống nhất với đề xuất của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về hỗ trợ kinh phí các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, với tổng kinh phí 22 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.
Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hậu Giang phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày 11/9, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.