Lúc sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thanh niên. Trong Di chúc của Người, thanh niên chính là những người “thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên…”. Thực hiện lời căn dặn đó, thanh niên các DTTS tỉnh Hà Giang đã và đang nỗ lực tổ chức thực hiện nhiều hoạt động, chương trình xây dựng phát triển quê hương…
Gạo Bao Thai Chợ Đồn là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh Bắc Kạn, được đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Giống lúa này được canh tác rộng rãi trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong vụ mùa hằng năm, cho năng suất cao, hạt gạo trắng, thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dưỡng.
Tính đến nay, Sóc Trăng là tỉnh thứ 7/13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSLC) có lợn bị nhiễm dịch tả lợn, sau các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ. Số lợn bị phát hiện và tiêu huỷ lên đến trên 2.000 con. Phần lớn, các ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tiêm phòng đầy đủ, chưa áp dụng biên pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Các chủ hộ có sử dụng thức ăn viên và có sử dụng thức ăn thừa lấy từ các quán ăn, chưa qua xử lý nhiệt để cho heo ăn.
Nhiều người thường quan niệm trưởng thôn, trưởng bản phải là những người có tuổi. Những “già làng” có đủ thời gian trải nghiệm cuộc sống, có lời nói “đủ nặng” để bà con nghe. Vậy mà ở tuổi 32, chàng trai người Dao Trần Văn Thanh đã 4 năm đảm nhiệm chức vụ trưởng thôn Hòn Lau, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Bằng nhiệt huyết sức trẻ, anh có cách làm hay giúp người Dao xóa bỏ nhiều tập tục lạc hậu, tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
Hà Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Những năm gần đây, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt chú trọng. Nhờ đó đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội.
Trong tháng 5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập các đoàn công tác để nắm tình hình phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Đăk Lăk, Kon Tum và Gia Lai.
Để phát huy tài nguyên đất và rừng, thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng có không ít vấn đề xảy ra xung quanh một số dự án khiến dư luận bất bình.
Chiều ngày 28-5, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Tập đoàn De Heus (Vương quốc Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước) về hợp tác đầu tư Dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk”.
Nhiều năm nay, ông Hồ Huôn, 63 tuổi, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn để truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại.
Từng đạt giải Nhì trong cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2014, chàng trai dân tộc Tày-Hà Ngọc Châm, sinh năm 1995, quê ở Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn săn đón. Song, Châm đã từ chối để về quê vận động hàng chục thanh niên cùng nhau khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu chè Phong Vân.
Hiện nay, cả tỉnh Bình Định còn 6 làng đặc biệt khó khăn thuộc 2 huyện miền núi Vân Canh và Vĩnh Thạnh chưa có điện lưới quốc gia. Do thiếu điện nên cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, đa số các hộ dân thuộc diện nghèo… Vì thế UBND tỉnh Bình Định đề ra kế hoạch đến năm 2020 sẽ cung cấp điện cho các làng này. Đây là một tin vui, vậy là ước mơ từ bao đời nay của người dân vùng khó đã dần trở thành hiện thực.
60 năm đã trôi qua, nhưng với mỗi người Việt Nam, ký ức đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên. Ngày nay, trong thời đại mới, con đường huyền thoại ấy lại tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Quan Hóa là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có 5 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Thái, Mường, Kinh, Mông và Hoa. Những năm qua, từ thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, đến nay huyện đã mang trên mình diện mạo mới, đời sống người dân ngày càng ổn định phát triển.
Từ năm 2016 đến 2018, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt, xử lý 431 vụ với 522 đối tượng vi phạm lâm luật, khiến gần 230ha rừng bị hủy hoại; nhiều vụ việc đã bị khởi tố, đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong một vài vụ án vẫn có những dấu hiệu oan sai.
Điện lực Bắc Kạn hiện quản lý trên 1.500km đường dây cao áp, cung cấp hàng trăm triệu kWh điện cho trên 97% số hộ dân trên địa bàn. Dù ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Vì vậy, công tác quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn lưới điện đang gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa bão đang đến gần.
Như kỳ báo trước đã phản ánh, việc quản lý đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (Đăk G’long, Đăk Nông) rất lỏng lẻo. Đây là “chất xúc tác” kích thích nạn phá rừng, xâm canh, lấn chiếm và tranh giành, cướp đất lâm nghiệp.
Nghề làm giấy dó đã từng có thời gian hưng thịnh rồi bị mai một, bởi sự lấn át của thị trường các loại giấy công nghiệp. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật về tranh giấy dó liên tục được trưng bày, cho thấy vẻ đẹp bền bỉ của chất liệu này. Hiện nay, giấy dó bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong mỹ thuật và dần lấy lại vị thế của mình.
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt Nam đã chiếm ưu thế từ hệ thống các siêu thị đến chợ truyền thống. Không những vậy, Cuộc vận động cũng đã góp phần xây dựng nhiều thương hiệu Việt và khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài.
LTS: Từ một vụ án “Hủy hoại rừng” có dấu hiệu oan sai ở huyện Đăk G’long (Đăk Nông), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã thâm nhập thực tế, từ đó phát hiện ra những “lỗ hổng” rất khó hiểu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng ở địa phương này. Đằng sau đó là rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc của một bộ phận không nhỏ người dân từ các nơi khác di cư đến Đăk G’long tìm kế mưu sinh.
Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương là xã miền núi đầu tiên của Nghệ An về đích nông thôn mới (NTM). Để đạt được kết quả đó phải kể đến tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của bà con đồng bào các dân tộc và sự phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và người dân.