Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì một Việt Nam không có đói nghèo

Thanh Huyền - 16:17, 16/12/2020

Có dịp đến những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên khắp mọi miền đất nước, chúng ta cảm nhận rõ thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo của Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua (2016-2020), Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo từ 9,88% năm 2015 xuống còn 3,75% vào cuối năm 2019, dự kiến, hết năm 2020 chỉ còn dưới 3% - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo.


Con đường nông thôn mới tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Thọ
Con đường nông thôn mới tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Thọ

Lan tỏa tinh thần giảm nghèo

Hơn 45 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sống của hàng ngàn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi căn cứ cách mạng - xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã bước sang trang mới. Đến nay, hệ thống đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa với hàng chục km thảm nhựa. Đã có hơn 100 tỷ đồng được đầu tư giao thông đồng bộ, kết nối. Bên cạnh đó, Sông Trà còn lồng ghép các nguồn vốn, kiên cố hóa 2.600m kênh mương phục vụ sản xuất. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%...

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Sông Trà, thì xã đã phát huy lợi thế vườn rừng, vườn đồi, kinh tế trang trại để tập trung giảm nghèo, làm giàu cho người dân. Nhờ đó mà, là một xã vùng cao khó khăn có 100% đồng bào DTTS sinh sống, đến nay mức thu nhập bình quân đầu người tại địa phương đạt trên 30 triệu đồng/1 người/1 năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60% năm 2002, xuống còn dưới 20% năm 2020. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Sông Trà đang trên đường đi lên một cách ổn định, bền vững, Nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hay tại tỉnh Hà Giang, hành trình thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc nơi đây đang vươn lên mạnh mẽ, với sự quan tâm chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Vừa mới khánh thành căn nhà mới khang trang cạnh căn nhà đất cũ kĩ, tối tăm, nhỏ hẹp, cuộc sống của gia đình anh Vàng Sín Dìn, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang bước sang một trang mới. Điều vui mừng là, ngôi nhà xây kiên cố nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào Mông, nên vợ chồng anh Dìn rất yêu thích. “Gia đình tôi được hỗ trợ 60 triệu làm nhà mới. Chúng tôi vui lắm khi có được căn nhà mới để ở. Từ giờ không phải lo lắng mỗi khi trời mưa bão nữa. Gia đình tôi sẽ chăm chỉ làm ăn để có tiền trang trải cuộc sống, cho các con được học hành đầy đủ”, anh Dìn bộc bạch.

Nguồn tiền hỗ trợ xây nhà của gia đình anh Dìn, nằm trong Chương trình chung tay xóa nhà tạm cho hộ người có công, hộ nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà ở của tỉnh Hà Giang.

Trong suốt 75 năm qua, đặc biệt, gần 35 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là câu chuyện thành công, truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu.

Chính sách giảm nghèo trụ cột giai đoạn 2016-2020 phải kể đến Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thủ tướng Chính phủ cũng phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Các ban, bộ, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương đã có nhiều chương trình, kế hoạch, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến giảm nghèo.

Mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp 2 lần so giai đoạn trước. 21% ngân sách Nhà nước đã dành cho phúc lợi xã hội, là mức cao nhất trong số các nước ASEAN. Nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là gần 94 nghìn tỷ đồng. Trong dịch Covid-19, Việt Nam có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người với các góc độ khác nhau.

Đặc biệt, qua gần 4 năm triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động (từ năm 2017 đến tháng 9/2020), đã có đông đảo các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp và an sinh xã hội với số tiền trên trên 16 nghìn tỷ đồng.

Mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hòa Bình
Mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hòa Bình

Vì một Việt Nam không có đói nghèo

Nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Giai đoạn 2016-2020, đưa tỷ lệ nghèo từ 9,88% năm 2015 còn 3,75% vào cuối năm 2019, dự kiến chỉ còn dưới 3% năm 2020 - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 2,3 lần…

Một số địa phương có tỉ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015 - 2019 như huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,66%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) giảm 39,96%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,51%, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) giảm 33,52%.

Nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thoát nghèo như huyện Tân Sơn (Phú Thọ), huyện Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Phù Yên và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Dự kiến, đến cuối năm 2020, có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao; nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Tỉ lệ tái nghèo trong 4 năm (2016 - 2019) bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo (giai đoạn trước tỉ lệ tái nghèo khoảng 12%/năm); tỉ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, trung bình giai đoạn 2016 - 2019 bằng 21,8% so với tổng số hộ thoát nghèo.

Chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Nhiều nơi tỉ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; tỉ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2019). Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; dịch bệnh, quá trình đô thị hóa... làm nảy sinh nhiều thách thức đối với người nghèo, người DTTS…

Ngay trong Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vừa ban hành, Chính phủ dành một mục riêng chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ ở miền Trung, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, nhất là sửa chữa nhà hư hỏng, dựng lại nhà bị sập, bị trôi trước Tết Nguyên đán, sớm phục hồi sản xuất để bảo đảm đời sống, sinh kế cho người dân, không để người dân thiếu đói, không có Tết.

“Dù ở vị trí nào, lớn hay nhỏ, từng người chúng ta đều đang hết lòng đóng góp cho một mục tiêu chung “Vì một Việt Nam không có đói nghèo”. Đó cũng là trách nhiệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng giao cho Nhà nước, cho Chính phủ từ ngày đầu dựng nước”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016 – 2020. 

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm. Trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Uớc đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cử tri vùng đồng bào DTTS hướng về phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Cử tri vùng đồng bào DTTS hướng về phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV dành thời gian cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng, trong đó Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ đăng đàn trả lời, giải đáp một số vấn đề, nội dung thuộc lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Cử tri vùng đồng bào DTTS gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 6 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 7 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 9 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 9 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - L.Minh - 10 giờ trước
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Sự kiện - Bình luận - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Chiều nay, ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và cũng được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.