Tháng 6/2019, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được Đơn thư kiến nghị của bà Trương Thị Huệ, Huấn luyện viên (HLV) môn Cử tạ đang làm việc tại TTTDTT, tỉnh Thái Nguyên về việc từ tháng 6/2018 đến nay bà Huệ cùng nhiều người lao động khác của Trung tâm không nhận được lương và các chế độ theo quy định.
Chọn Trà Vinh, một trong những địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nhiều về biến đổi khí hậu để khởi nghiệp, nhưng Phạm Đình Ngãi (người sáng lập ra thương hiệu Mekong Cacao) vẫn ngày ngày kiên định với dự án của mình nhằm chứng minh mảnh đất nào cũng có thể “nở hoa”.
Trước đây, để vận động được thanh niên DTTS rời buôn làng, xuống phố làm việc là điều không phải dễ. Nhưng nay, nhiều người đã thay đổi tư duy, thay đổi tập quán lao động cố hữu, vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nhờ đó, cuộc sống của họ ổn định hơn, từng bước hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế biển xanh được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời bảo tồn sức khoẻ của các hệ sinh thái biển, đại dương”. Tại Việt Nam, để nâng cao giá trị kinh tế biển xanh việc xây dựng thương hiệu quốc gia biển hay thương hiệu biển xanh đã được Chính phủ xác định là chiến lược, và đã có lộ trình thực hiện nhằm đưa những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, những tên gọi, hình ảnh gắn liền với biển, đảo Việt Nam.
Nghề đan lát một thời được xem là nghề cứu cánh, đem lại ấm no và là nét văn hóa của người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện nay xã hội phát triển, các vật dụng truyền thống từ đan lát đều được người dân thay thế bằng vật dụng bằng nhựa hay nhôm, vì thế nghề đan của đồng bào có nguy cơ bị mai một.
Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mắc ca-một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu của địa phương. Người tiên phong đưa mắc ca về đất Tân Uyên là Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Xuân Cát.
Trong gần 43 năm hình thành và phát triển (thành lập năm 1976), sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk đã có mặt trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD. Nền tảng giúp Vinamilk phát triển đồng bộ và dẫn đầu chính là sự đầu tư nghiêm túc và bài bản cho chất lượng sản phẩm, đảm bảo luôn cung cấp ra thị trường các sản phẩm tốt nhất và theo những xu hướng dinh dưỡng tiên tiến trên thế giới.
Trong số 37 sản phẩm OCOP Bắc Kạn được công nhận năm 2018, có một sản phẩm đặc biệt của huyện Ba Bể, đó là rau bò khai. Từ một loại rau rừng mọc hoang dại, rau bò khai được thuần hóa, trở thành nông sản hàng hóa nổi bật của địa phương.
Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho nhiều loại cây ăn quả đặc sản,… Đó là cách làm của huyện Tràng Định (Lạng Sơn) trong chiến lược nâng cao giá trị cây trồng, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sau gần 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước tại tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hiệu quả mang lại từ vốn vay đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo. Huyện Si Ma Cai là một điển hình.
Hoảng hốt khi chứng kiến sự trôi chảy của thời gian đã biến nhiều thứ thành phế tích, anh Trần Văn Sơn (Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa) cùng nhiều cộng sự khác của mình băng rừng, lội suối săn tìm hàng ngàn cổ vật quý. Cùng với bảo quản là hành trình khổ luyện nghiên cứu, tìm đọc hàng vạn trang tư liệu, sách, báo liên quan để say xưa kể miễn phí cho khách thập phương suốt ngày này sang tháng nọ về các cổ vật quý mà không biết chán.
Phụ nữ Việt Nam chiếm gần 50% lực lượng lao động cả nước, là nguồn lực rất lớn trong khởi nghiệp, làm giàu. Tuy nhiên, phụ nữ đặc biệt là phụ nữ DTTS đang gặp nhiều rào cản trong quá trình khởi nghiệp. Tháo gỡ khó khăn, rào cản để phụ nữ DTTS khởi nghiệp là việc cần được ưu tiên quan tâm.
Tình cờ chứng kiến cảnh tượng một thai nhi chưa đủ hình hài đỏ hỏn bị vứt bỏ tại một phòng khám tư nhân. Nguyễn B. sững sờ trước sinh linh bé nhỏ đó. Nước mắt em cứ chảy hoài không dứt. Ngay hôm đó, em cùng một bác lớn tuổi quyết định đưa thai nhi đi chôn cất. Và từ đó, em gắn bó với công việc nhặt, chôn cất xác thai nhi...
Làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, mỗi trái nặng trên 50kg, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, giá trị sản phẩm không cao. Thời gian gần đây, người dân đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến, đặc biệt là gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ có một không hai trong cả nước với các tour du lịch cộng đồng, mở ra hướng phát triển nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tuy nhiên, tại huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, cách xoá nghèo theo kiểu cấp không, cho không, chưa giúp đồng bào có thêm hiểu biết, kỹ năng sản xuất nên hiệu quả chưa cao.
Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó xác định và lựa chọn 3 sản phẩm là mật ong bạc hà, cam sành và gạo Già Dui Xín Mần làm chủ lực. Ðây được xem là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất.
Trong những năm qua, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã được hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, hàng ngàn hộ đã thoát nghèo, đời sống ngày càng được cải thiện và có điều kiện vươn lên làm giàu chính đáng.
Người dân dưới chân ngọn núi Lang Biang có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và từ vùng đất này đã có rất nhiều giọng hát hay. Cũng chẳng biết câu chuyện lưu truyền “ăn bảy con ve” có trước hay bản tính lãng mạn, phiêu du của người Lạch, người Chil tạo nên huyền tích dân gian, nhưng số đông người tham gia văn nghệ và thành danh trên sân khấu âm nhạc nước nhà ở vùng đất nhỏ bé này thì quả là điều kỳ lạ…
Sản phẩm rèn ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) từ lâu đã nổi tiếng cả nước, bởi đặc tính vượt trội, hấp dẫn người tiêu dùng. Mặc dù là nghề phụ, nhưng rèn lại đem lại thu nhập chính cho đồng bào dân tộc Nùng nơi đây. Đặc biệt, trong 2-3 năm gần đây, các xưởng rèn ngày càng biết cải tiến mẫu mã và quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức, trong đó người trẻ tuổi của địa phương còn kết nối mạng xã hội Facebook để giới thiệu các sản phẩm.
Hoành Bồ là địa phương có gần 20 nghìn người là đồng bào DTTS, chiếm 37,9% số dân của huyện. Từ năm 2016 đến nay, cùng với các chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh đã có chính sách đặc thù, thông qua Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, với các giải pháp đồng bộ và tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo các vùng nông thôn miền núi DTTS đặc biệt khó khăn của Hoành Bồ.