Tại Lào Cai, thời gian qua, Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh. Từ nguồn vốn tín dụng này, hàng nghìn hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Những năm gần đây, ở Tây Nguyên bơ quả xuất hiện gần như quanh năm. Khác với tâm lý thu hoạch các loại cây trồng khác, người trồng bơ nơi đây rất phấn khởi bởi bơ hiện đang bán với giá cao.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Đông Triều (Quảng Ninh) vào tháng 3 và vào thời điểm này, đã lan ra gần 900 thôn, khu phố ở tất cả 14 huyện thị, thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Điều này càng làm cho việc thực hiện các giải pháp bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái- một trong những giống lợn quý hiếm nhất cả nước càng trở nên gian khó…
Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền, song nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của tỉnh Khánh Hòa còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, đầu ra cho sản phẩm, môi trường...
Mùa mưa lũ đang đến gần kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong đó có vấn đề mất an toàn từ các nguồn lưới điện. Trước vấn đề này, ngành Điện lực Yên Bái đang khuyến cáo người dân, nhất là người dân ở vùng DTTS chủ động đảm bảo an toàn lưới điện.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp,… là những trợ lực giúp đồng bào DTTS vươn lên khá giả. Nhưng điều kiện đi kèm là bà con phải có đất canh tác và ý chí tự lực vươn lên.
Trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ từ chính sách tín dụng, nhiều hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Kon Tum đã xây dựng được những mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.
Đã có rất nhiều đáp án đã được đưa ra để trả lời câu hỏi: “Vì sao đại đa số đồng bào các DTTS nghèo?” Từ những đáp án này, hàng trăm chính sách đã được ban hành để đầu tư, hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển kinh tế. Nhưng cũng cần thiết đặt một câu hỏi ngược lại rằng: “Vì sao có không ít đồng bào DTTS khá giả?”, từ đó có định hướng phù hợp hơn để giúp đồng bào vươn lên làm giàu.
Thời gian gần đây, rác thải sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn huyện Cao Phong (Hòa Bình) không được thu gom và vận chuyển. Từ đó, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc giữ vững tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Anh Chẩu Thanh Phương, dân tộc Tày, giám đốc Hợp tác xã (HTX) An Nhiên Phát, thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã dùng tre để tạo ra những sản phẩm thiết yếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thay thế cho những sản phẩm bằng nhựa. Hiện HTX đang tạo việc làm cho nhiều lao động là người DTTS và góp phần bảo vệ môi trường.
Để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân, từ cuối tháng 6/2019, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã bắt đầu thực hiện mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”. Phương châm của mô hình là: “Sẵn sàng, chủ động đối thoại với Nhân dân, lắng nghe dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”.
Những người dân ở Cầu Ðất (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)- một vùng vốn nổi tiếng từ lâu về cà phê - đã làm tăng thêm giá trị của loại cây trồng truyền thống này bằng một sản phẩm độc đáo và mới lạ: trà Cascara làm từ vỏ quả cà phê.
"Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng” là chủ đề của "Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019" của Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện trong 5 ngày ( từ 01/07/2019-05/07/2019) tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hoà Bình, với 98% bà con là người dân tộc Mường, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng nhiều khó khăn.
Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục, xây dựng các làng nghề truyền thống và xuất khẩu các sản phẩm mây, tre đan. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Sau 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu, được đánh giá là bước đột phá về đổi mới tư duy tiếp cận trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam, tạo động lực mạnh mẽ để người dân thay đổi tập quán của mình nhằm thích ứng và phát triển bền vững.
Là huyện mới được chia tách từ huyện Than Uyên (2008), tuy nhiên huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội, trong đó, có phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là địa phương được tỉnh Lai Châu lựa chọn là huyện đầu tiên về đích NTM vào năm 2020.
Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ thực hiện việc cấp thẻ BHYT điện tử cho người tham gia. Khi đi khám chữa bệnh, người dân sẽ không còn phải mang theo các giấy tờ tùy thân, thay vào đó sẽ được xác thực nhân thân bằng thông tin sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt... tại cơ sở y tế. Đây là bước tiến mới trong hiện đại hóa hành chính của ngành BHXH, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Từ vùng sình lầy bỏ hoang, đồng bào M’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông đã cải tạo thành cánh đồng màu mỡ. Cùng với sự hỗ trợ giống, vật tư của Nhà nước và hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp, đồng bào M’nông biết trồng lúa nước, biết áp dụng kỹ thuật vào canh tác đã làm nên những mùa vàng no ấm.
Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), cơn bão số 2 xảy ra từ 19h ngày 3/7 đến 1h ngày 4/7, với lượng mưa lớn, làm hư hỏng lưới điện trung và hạ áp ở 6 tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa và Hưng Yên, với tổng số khách hàng bị ảnh hưởng là 304.030 khách hàng, số khách vẫn còn đang bị gián đoạn việc cung cấp điện là 106.204 khách hàng...
Tây Nguyên là mảnh đất chứa đầy huyền tích văn hóa. Và mỗi khi đặt chân tới mảnh đất này, những câu chuyện về đàn voi rừng được thuần hóa luôn mang lại nhiều cảm xúc khó tả...