Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần “cú huých” cho du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hồng Minh - 08:48, 11/12/2020

Du lịch trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, trải nghiệm văn hóa dân tộc… đang là những loại hình du lịch phổ hiện nay tại khu vực nông thôn. Hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng thể hiện tiềm năng lớn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động du lịch này vẫn mang tính tự phát, chưa có chiến lược dài hơi. Bởi vậy, để phát huy được tiềm năng, lợi thế này, cần có một “cú huých” mạnh mẽ phù hợp hơn.

Hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương. (Ảnh chụp tại bản Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)
Hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương. (Ảnh chụp tại bản Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)

Những “trái ngọt” đang vào vụ

Ở khu vực nông thôn, trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Việc phát triển loại hình du lịch này đã thúc đẩy nông nghiệp sạch phát triển; đồng thời thu hút và tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương; giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Một trong những điển hình cho mô hình du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn chúng ta không thể không nhắc tới là điểm du lịch cộng đồng bản Lác, thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Bản Lác nằm trong một thung lũng yên bình với những mái nhà sàn nằm nép mình bên dưới những tán cây cổ thụ và màu xanh ngút ngàn của đồng ruộng. Giá trị du lịch của bản Lác còn chất chứa ở bản sắc văn hóa truyền thống của 121 hộ đồng bào dân tộc Thái đã cư trú ở đây hàng trăm năm. “Mỏ vàng” này đã được chính người dân bản Lác khai thác từ hàng chục năm nay và giờ đây trở thành nguồn thu nhập chính của người dân.

Vào năm 2003, thu nhập bình quân của người dân trong bản chỉ đạt 3 triệu đồng/người/năm. Từ du lịch và nhờ du lịch, hết năm 2019, thu nhập bình quân của người dân bản Lác đã đạt 27 triệu đồng/người/năm; có nhiều gia đình chuyên hoạt động du lịch còn có doanh thu trên dưới 300 triệu đồng/năm.

Du khách thích thú khi được thưởng thức một số loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS
Du khách thích thú khi được thưởng thức một số loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút đầu tư được 290 cơ sở homestay, trong đó có 20 cơ sở homestay có sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 2 - 3 sao. Được biết, để hoàn thành mục tiêu đó, tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng mô hình quản lý phù hợp; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương; phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; khuyến khích đầu tư vào du lịch nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao…

Cần “cú huých” từ chính sách

Những hiệu quả từ mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn mang lại đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động này vẫn mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức. Mặt khác, lao động làm việc không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung, việc định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích cho cả du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững. Vì vậy, các địa phương cần phải quy hoạch khu vực nông thôn đủ điều kiện phát triển du lịch; nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các trang trại, HTX nông nghiệp; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá…

Văn hóa, con người và thiên nhiên là những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn
Văn hóa, con người và thiên nhiên là những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, để kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cần sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch; trong đó, chú trọng vào các hoạt động du lịch nông nghiệp; xác định hướng đi chủ đạo là phát triển du lịch nông nghiệp trên nền tảng nông nghiệp sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đặc biệt, phải xác định rõ phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà còn là lòng tự hào với quê hương, xứ sở. Vì vậy, rất cần sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách, đơn vị lữ hành, doanh nghiệp để loại hình du lịch này ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Như vậy, có thể thấy, để du lịch nông nghiệp nông thôn thực sự trở thành hướng phát triển kinh tế bền vững vùng nông thôn, miền núi, ngoài tiềm lực sẵn có về cảnh quan, văn hóa đặc trưng… thì những chính sách đặc thù là điều kiện quyết định để loại hình du lịch này phát triển lâu dài.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.