Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Đường Âm (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng cây hồi theo hướng hàng hóa, trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Được xem là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế ở vùng sâu, vùng xa nhưng chế độ đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản (CĐTB) hiện vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích. Thậm chí, có không ít cô đỡ thôn bản được ví như “người vác tù và hàng tổng”.
Thời gian qua, nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả ngành Giáo dục huyện Đồng Văn (Hà Giang) luôn quan tâm đến mọi công tác trong trường học. Trong đó, công tác Đoàn luôn được các trường chú trọng thực hiện, thu hút sự quan tâm từ đông đảo các em học sinh và giáo viên…
Hà Giang đôi khi là một bản hùng ca của mây núi đại ngàn nhưng lắm lúc lại là một áng thơ trữ tình tuyệt đẹp của thiên nhiên.
“Mỗi đứa bé ra đời trong niềm hạnh phúc của các bà mẹ vùng cao cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của em”, Thào Thị Se, 30 tuổi-cô đỡ thôn bản (CĐTB) thôn Chúng Pả B, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bộc bạch.
Trong dịp về Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam để tái hiện Lễ cúng Tổ tiên cùng một số nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Lô Lô, nhóm nghệ nhân và đồng bào Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giới thiệu đến công chúng Thủ đô về di sản trống đồng gắn với những nghi lễ tâm linh và những điệu múa trống độc đáo.
Đón Xuân Mậu Tuất 2018, Đảng bộ, chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân hai xã Yên Hà và Tiên Yên (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), niềm vui được nhân đôi bởi sau bao nỗ lực, hai xã đã “cán đích” nông thôn mới (NTM).
Được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn Kem, xã Tiên Yên, huyện Quang Bình (Hà Giang) từ năm 2011, anh Bùi Xuân Hà luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tiên phong trong các phong trào hoạt động của địa phương và luôn hỗ trợ, giúp đỡ người dân phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn (Hà Giang) liên tục mở các lớp xóa mù chữ (XMC) cho các học viên đủ mọi lứa tuổi trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ mù chữ tại Đồng Văn đã giảm đáng kể. Đời sống bà con đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ biết đọc, biết viết nên tiếp thu những kiến thức mới.
Bộ trang phục của phụ nữ Mông ở Hà Giang luôn giữ được nguyên vẹn những họa tiết truyền thống, mang đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Để có được những hoa văn trang trí bắt mắt, từ xưa người Mông đã nghĩ ra cách hết sức thông minh và sáng tạo là vẽ bằng sáp ong.
Những ngày này, nhiệt độ xuống thấp, nhiều nơi ở khu vực miền núi phía Bắc như vùng Cao Nguyên đá, tỉnh Hà Giang xuất hiện băng giá và sương dày, thậm chí nhiều lúc có tuyết rơi. Tình trạng này khiến cho vạn vật trở nên xác xơ; đặc biệt người dân rơi vào cảnh thiếu củi và nước uống.
Từ ngày 15/3/2017, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước. “Điểm mới” này đang thực sự gây lo lắng cho không ít hộ gia đình, tổ hợp tác muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là ở khu vực miền núi.
Ở thôn Sả Lủng (xã Pải Lủng, Mèo Vạc, Hà Giang), những căn nhà tạm xiêu vẹo dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi người.
Hồ “treo” xây dựng trên cao nguyên đá là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm “xoa dịu cơn khát” cho người dân thuộc 4 huyện vùng cao nguyên đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Ở huyện Đồng Văn, hiện nay có 2 hồ đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, đó là hồ Sà Phìn A, xã Sà Phìn và hồ Vần Trải B, xã Vần Trải. Do đó, hơn 300 hộ dân nơi đây đang mong mỏi từng ngày hồ “treo” được tu sửa để đảm bảo nguồn nước, ổn định cuộc sống.
Cây chuối vốn đã gắn liền với người dân Bắc Quang (Hà Giang) từ nhiều năm nay, trở thành kinh tế chủ lực của người nông dân. Được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu cùng thổ nhưỡng phù hợp, chuối tiến vua Bắc Quang đang ngày càng được thị trường ưa chuộng.
Thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường (TP.Hà Giang) có nghề làm bánh chưng gù (còn gọi là bánh chưng đen). Ai đã đặt chân đến Hà Giang và được thưởng thức món bánh chưng gù hẳn sẽ không thể quên hương vị của nó.
Những vạt rừng bị cày xới loang lổ để tìm quặng, quặng không bán được đành chất thành đống như những núi rác khổng lồ, những dòng suối đầu nguồn trở nên ô nhiễm vì khai thác mỏ,… Thực trạng này đang đè nặng lên cuộc sống của người dân ở một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như vận động gia đình, bà con thôn, bản tích cực phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư... Một trong những điển hình là ông Làn Đình Dưỡng, Người có uy tín thôn Trung Sơn, xã Hữu Sản (Bắc Quang).
Ở Hà Giang có một người đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều phụ nữ Mông ở địa phương, giúp họ nâng cao vị thế trong gia đình. Chị là nghệ nhân Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) dệt lanh Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang)-một trong 50 gương mặt được Tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Chị cũng là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu vừa được biểu dương tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được phát động, triển khai từ năm 2010, tính đến thời điểm này, nhiều địa phương đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.