Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Đến hẹn lại lên, không biết từ khi nào chợ tình Khâu Vai đã dần trở thành niềm mong mỏi, háo hức của biết bao đôi trai gái yêu nhau. Lễ hội chợ tình Khâu Vai năm 2018 với chủ đề “Ru tình Khâu Vai” diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 vừa qua (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã thu hút hàng ngàn du khách đến thăm quan, tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc này. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018, tổ chức tại tỉnh Hà Giang.
Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo 30a của tỉnh Hà Giang. Thời gian qua, một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện là ưu tiên nguồn lực để đẩy nhanh công tác giảm nghèo.
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, với 6/11 huyện thuộc diện huyện nghèo, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí của đa số đồng bào còn thấp.
Sính Mí Pó sinh năm 1984, sống tại thôn Há Lìa, xã Sủng Thài (Yên Minh, Hà Giang) là người năng động phát triển kinh tế gia đình. Với mô hình tổng hợp (trồng cỏ, chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn đen, trồng rau sạch) cho thu nhập cao, anh đã trở thành tấm gương phát triển kinh tế cho bà con học tập.
Trước đây, người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu phát triển kinh tế theo quy mô nhỏ lẻ, không có sự liên kết sản xuất, cho nên năng suất không cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Nhằm tháo gỡ những khó khăn đó, các nhóm cùng sở thích được ra đời với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Vận động nhân dân làm và mở rộng hơn 5 km đường liên thôn; kêu gọi kéo đường điện dài 4 km đưa điện đến từng nhà dân; thay đổi nếp sống với việc ăn sạch, ở sạch; vận động nhân dân phát triển kinh tế..., đó là những việc mà chàng thanh niên Giàng A Thào, sinh năm 1993 đã và đang làm kể từ khi được bầu làm Trưởng thôn Lùng Thoá, xã Minh Sơn (Bắc Mê, Hà Giang).
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 đang diễn ra tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại thị trấn Mèo Vạc và xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Hiện nay, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đang đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ, một trong những cây trồng mới nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.
Bằng niềm say mê làm giàu và nghị lực vượt khó, anh Nguyễn Tiến Thích, thôn Kim Thạch, xã Minh Ngọc (Bắc Mê, Hà Giang) đã quyết tâm làm giàu từ nghề chăn nuôi lợn bản.
Những tấm vải của dân tộc Mông nhiều màu sắc tưởng như chỉ tồn tại ở trên núi cao, nơi những mái nhà trình tường nằm chênh vênh quanh năm suốt tháng. Ấy vậy mà, từ sâu thẳm của núi rừng đó, có một người phụ nữ Mông đã mang những tấm vải ấy xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Chị là Vàng Thị Mai ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hà Giang, hiện nay, địa bàn tỉnh có trên 50% chị em phụ nữ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mù chữ, tái mù chữ và không biết nói tiếng phổ thông, đây thực sự là khó khăn lớn trong cuộc sống hằng ngày của chị em. Từ thực tế trên, năm 2012, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điểm Cuộc vận động “Phụ nữ DTTS học chữ và nói tiếng phổ thông” tại xã Lùng Tám (Quản Bạ). Sau đó, nhân rộng đến các cấp Hội trong toàn tỉnh.
Gia đình anh Hoàng Lão Sử, ở thôn Phố Mì là một trong những điển hình về thoát nghèo từ mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Tả Lủng, huyện Mèo vạc (Hà Giang). Năm 2015, gia đình anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách mua 5 con bò về nuôi. Sau khoảng 4-6 tháng nuôi vỗ béo, anh bán giá mỗi con bò là từ 25-30 triệu đồng.
Lễ, Tết và những phong tục về ma chay, cưới hỏi, cúng bái tạo nên một nét văn hóa riêng, chỉ người Giáy mới có.
Trồng rau sạch trong nhà lưới theo phương pháp hữu cơ là ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên Đoàn Tuấn Anh, thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Với tinh thần dám nghĩ, dám làm anh đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.
Được học tập trong ngôi trường khang trang, là mơ ước bấy lâu nay của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Sủng Trà (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà GIang). Niềm ước ao đó, đã trở thành hiện thực nhờ chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước dành cho con em DTTS.
Những ngày ở xã Lũng Táo, theo chân các bác sĩ đi khám chữa bệnh cho bà con ở bản xa, chúng tôi mới thực sự thấy rõ giá trị và ý nghĩa của công tác y tế vùng cao.
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Đường Âm (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng cây hồi theo hướng hàng hóa, trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao kinh tế, xóa đói giảm nghèo.