Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý gồm: Chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, cam sành và hồng không hạt. Việc được cấp Chỉ dẫn địa lý không chỉ là sự khẳng định về chất lượng, thương hiệu mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương khó khăn như Hà Giang.
Được thành lập từ tháng 4/2017, CLB tiền hôn nhân xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang gồm 50 thành viên là những cán bộ, trưởng thôn, Người có uy tín tham gia. Sự ra đời của CLB thể hiện cho hành động quyết liệt đẩy lùi nạn tảo tôn, hôn nhân cận huyết thống của chính quyền xã.
Toàn tỉnh Hà Giang hiện có 1.972 Người có uy tín, thuộc 18 dân tộc. Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang đã thể hiện vai trò cầu nối, chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền, nhân dân trên mọi lĩnh vực.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.
Với gần 300km đường biên giới giáp Trung Quốc, dân số phân bố thưa thớt, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người (MBN) tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Theo nhận định của cơ quan chức năng, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm MBN ở Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn.
Không chỉ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Giang đã và đang ra sức thi đua thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng nhiều việc làm, hành động cụ thể, thiết thực.
Từ đầu năm 2018 huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ buổi sáng, mỗi tháng 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng. Buổi Lễ chào chờ thiêng liêng, trang trọng, đã dần đi vào nền nếp với ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thống nhất hành động cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong mỗi cán bộ đảng viên, tập thể, đơn vị trên địa bàn.
Năm 2018, tỉnh Hà Giang đã giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai Chương trình 135 (CT135). Với sự vào cuộc quyết liệt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Thành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang xung quanh nội dung này.
Chiều 25/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang và Đoàn cán bộ cơ sở các xã tỉnh Điện Biên. Đoàn Hà Giang gồm 40 đại biểu Người có uy tín, do ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang làm Trưởng đoàn. Đoàn cán bộ cơ sở các xã tỉnh Điện Biên gồm 60 đại biểu, do bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên làm Trưởng đoàn.
Đam mê với tiếng khèn, tiếng sáo và các làn điệu dân ca dân tộc Mông từ khi 13 tuổi, nghệ nhân Vàng Chá Thào (sinh năm 1965) thôn Chúng Pả A, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, Hà Giang đã tìm đến những cao niên trong xã để học thổi khèn. Theo thời gian, tình yêu với văn hóa dân tộc được ông truyền lại cho nhiều thế hệ qua việc thành lập Hội Nghệ nhân dân gian xã Phố Cáo.
Tối 28/9, tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Giang đã khai mạc không gian trưng bày văn hóa, du lịch và sản phẩm đặc trưng các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2018. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh tham dự và thăm quan không gian văn hóa trưng bày.
Với độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví như “Đà Lạt” của Hà Giang. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp với cây chè Shan tuyết-được coi là “đệ nhất” chè Hà Giang.
Là một thành phố vùng cao, nhưng vài năm trở lại đây, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang vẫn phải chịu cảnh ngập lụt. Theo lý giải của người dân nghịch cảnh này là do quanh thành phố có quá nhiều thủy điện.
Then là loại hình diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang. Với ý nghĩa cầu xin vua cha ban phước lành cho trần gian một năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, hội lẩu Then Bjoóc mạ ở xã Phương Độ, TP . Hà Giang đã thấm sâu vào đời sống tâm linh của người Tày, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng ở Hà Giang.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, từ 23 giờ ngày 2/8 đến 1 giờ ngày 3/8 trên khu vực tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có mưa rất to, lượng mưa đo được tại một số trạm như sau: Phúc Yên (huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang): 55,6mm, Nà Chì (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang): 26,8mm. Trong 3-6 giờ tới, khả năng khu vực này tiếp tục có mưa.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ với tư cách là tư lệnh ngành đã nhận trách nhiệm về sai phạm, tiêu cực của kỳ thi.
Trả lời phỏng vấn về những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại một số địa phương, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định quan điểm của Bộ là sẽ làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm để xử lý theo đúng quy chế và quy định của pháp luật.
Nhìn trên bản đồ đất nước, nhiều người sẽ nghĩ Cột cờ quốc gia Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm chóp cực Bắc của Tổ quốc. Nhiều du khách khi đặt chân lên Cột cờ Lũng Cú cũng có suy nghĩ đã đặt chân đến tận điểm chóp nón của Tổ quốc. Nhưng thực tế, phía sau Cột cờ Lũng Cú còn có một mảnh đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế thơ mộng. Đó chính là mỏm Séo Lủng, hay còn được coi là “Mỏm tột Bắc” của Tổ quốc.
Ngày 20/7, tất cả các Trạm BOT giao thông sẽ phải chuyển đổi từ “Trạm thu giá” về lại tên cũ là “Trạm thu phí” theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ. Không chỉ vậy, tất tần tật những gì liên quan đến từ “giá” đều phải chuyển về từ “phí”.
Nằm cách không xa trung tâm TP. Hà Giang là các làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ): thôn Tiến Thắng, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện; thôn Tha, thôn Hạ Thành, xã Phương Độ và thôn Bản Tuỳ, xã Ngọc Đường. Việc xây dựng các làng VHDLCĐ đã đem lại những đổi thay theo hướng tích cực cho vùng đất này.