Từ chủ trương phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã có nhiều cách làm thiết thực. Một trong những mô hình điển hình là mô hình đưa cán bộ, đảng viên chủ chốt về sinh hoạt tại chi bộ cơ sở để giúp đỡ hộ nghèo đã mang lại nhiều kết quả ấn tượng.
Gương sáng -
Minh Thứ - Trần Tuyền -
16:54, 03/01/2020 Đối với ngư dân thuyền là nhà, biển cả là quê hương. Mỗi một ngư dân mỗi một con thuyền lướt sóng ra khơi ngoài mang hy vọng đánh bắt được nhiều tôm cá còn có nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển. Đã có nhiều vụ việc, sự cố xảy ra nhưng với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, các ngư dân đã hỗ trợ lẫn nhau để giảm những thiệt hại về người và tài sản trong những chuyến ra khơi.
Hiện nay, một bộ phận người X’tiêng, đặc biệt là thế hệ trẻ không mặn mà với các nghề truyền thống. Để nghề truyền thống của dân tộc không bị mất, anh Điểu Mon ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã có nhiều việc làm thiết thực.
Luôn sâu sát, gắn bó với Nhân dân, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn, đóng quân tại xã Hải Sơn, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Hải Sơn chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và Nhân dân phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt, được Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS trên biên giới đánh giá cao.
Từ tình yêu thương cùng với tâm huyết, khát khao mong được giúp phụ nữ nghèo đỡ phần cơ cực mà lớp học tình thương của cô Đào Thị Thanh An, hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau) dành cho các bà, các mẹ và các chị em người dân tộc Khmer ra đời từ xứ biển này.
Từ cuối tháng 11/2019, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đakrông (Quảng Trị) đã phát động phong trào “Trao cờ Tổ quốc cho Nhân dân 5 xã biên giới” trên địa bàn. Sau gần 1 tháng, phong trào đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).
Gần một năm nay, cứ thứ Bảy, Chủ Nhật hằng tuần, tiếng đánh vần từng con chữ lại vang lên ở khu vực lòng hồ Trị An (thuộc tỉnh Đồng Nai). Đây là lớp học đặc biệt khi người thầy là một cán bộ kiểm lâm, còn học sinh là những người lớn tuổi, thậm chí có những cụ già gần 80 tuổi sống lênh đênh trên làng bè Trị An.
Với sự cần cù không biết mệt mỏi, ông Ngô Thọ Hòa, sinh năm 1963, ngụ ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) đã “biến” hàng chục ha đất khô cằn thành đất sản xuất màu mỡ. Đặc biệt, khi kinh tế gia đình đã ổn định, ông Hòa đã tự nguyện đóng góp kinh phí để làm cầu, đường và các phong trào phát động nơi quê nhà; chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ sản xuất cho bà con trong vùng...
Từng tấc đất thấm đẫm mồ hôi khai hoang, cải tạo thành đất sản xuất. Vậy mà, nhiều gia đình ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã không ngần ngại, hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường giao thông, góp phần cho bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh thêm phần khởi sắc.
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận; đồng thời thực hiện nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, những năm gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã giúp Nhân dân các dân tộc vùng biên tỉnh Lai Châu định canh, định cư, tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như vận động đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên địa bàn thay đổi các phong tục tập quán lạc hậu. Đến nay, nhiều hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, bà con người Dao có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Gương sáng -
Thùy Dung - Lê Hường -
14:18, 10/12/2019 Là thành viên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, em Lê Văn Phúc (lớp 12C7, Trường THPT Chuyên Hùng Vương TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) còn là thủ lĩnh Câu lạc bộ (CLB) “Fly to Sky” (Bay lên bầu trời), với những hoạt động thiện nguyện thiết thực. Em là một trong những gương đoàn viên thanh niên tiêu biểu của tỉnh Gia Lai được tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 10 - 12/12/2019.
Năm 2018, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Lai Châu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM). Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Trong quá trình xây dựng NTM, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã cũng đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cả về nhân lực và vật lực từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Gương sáng -
Thùy Dung - Lê Hường -
10:59, 04/12/2019 Không may mất đi đôi tay từ bé, Đinh Thị H’Lanh, dân tộc Ba Na, lớp 12, Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang (Gia Lai) vẫn vượt lên số phận, tìm đến giấc mơ con chữ bằng đôi chân nhỏ bé của mình.
Năm nay đã gần 90 tuổi, song cụ Tráng Lao Lử, con trai của cụ Tráng Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) vẫn vẹn nguyên ký ức những ngày gia đình cụ nuôi giấu Chủ tịch nước CHDCND Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
Ở bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có ông Lò Văn Sơ, Bí thư Chi bộ luôn gương mẫu, tận tâm, nhiệt tình với công việc chung của cộng đồng. Ông được các hộ đồng bào Khơ - mú nơi đây tin tưởng, tín nhiệm.
Thời gian gần đây, nhiều gia đình ở các xã miền núi tỉnh Bình Định làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Đó là những câu chuyện hay, nghĩa cử đẹp, có sức lan tỏa và nhận được sự quan tâm của cộng đồng.
Bà Trần Thị Lự, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), suốt nhiều năm liền đã vận động giúp đỡ xây nhà cho người nghèo, neo đơn. Bà còn là người phát động phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn Thế Lợi.
Gương sáng -
Thùy Dung - Lê Hường -
08:54, 19/11/2019 Chị Y Hlạng, Người có uy tín của làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là người tiên phong đưa cây sâm dây về trồng tại vườn nhà. Đồng thời, chị vận động người dân cùng tham gia trồng loài cây có giá trị kinh tế cao này. Nhờ đó đã giúp dân làng Pu Tá tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo.