Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch.
Tốt nghiệp đại học năm 1999, chị Hoàng Thị Huệ nhận công tác tại Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy Cao Bằng. Trải qua nhiều năm phấn đấu, hiện chị là Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ, BTC Tỉnh ủy Cao Bằng. Chị Hoàng Thị Huệ đã và đang có nhiều đóng góp cho công tác xây dựng đảng ở địa phương.
Gương sáng -
Minh Thứ - Bá Trí -
22:38, 07/04/2020 Kiên trì đến từng nhà giúp đỡ, hướng dẫn người dân cách làm ăn để thoát nghèo, đó là việc làm thường xuyên của chị Hồ Thị Hồng Thủy, người Pa-cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà-ôi), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Trung Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Thủy, nhiều hộ trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại đức Danh Nâng, Trụ trì 2 chùa Nam tông Khmer (Chùa Thứ Năm - huyện An Biên và chùa Xẻo Cạn, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) đã dành tâm huyết và có nhiều sáng kiến phòng, chống đại dịch Covid – 19.
Đảm nhiệm vai trò Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Sơn (Sơn La), anh Cầm Văn Sơn có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Nhiều năm qua, anh luôn là “cầu nối” hiệu quả giữa người nghèo với vốn tín dụng chính sách.
Cựu chiến binh (CCB) Alăng Bảy năm nay 88 tuổi, trú tại thôn BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Ông được đồng bào Cơ-tu ở xã Sông Kôn trìu mến gọi là “Già làng xây dựng đời sống văn hóa”.
Về xóm Bắc Sơn 2, xã miền núi Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) hỏi đến ông Bùi Văn Thống, ai cũng biết và dành cho ông nhiều tình cảm trân trọng. Năm 1992, sau khi xuất ngũ ông Bùi Văn Thống trở về quê nghèo để phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.
Bằng ý chí, nghị lực nhiều đoàn viên thanh niên ở tỉnh Điện Biên đã vượt qua khó khăn thử thách, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Họ không những trở thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn tạo cơ hội cho nhiều thanh niên khác có việc làm, vươn lên phát triển kinh tế.
Có một câu chuyện đẹp về nghị lực, tình yêu của cặp vợ chồng thanh niên DTTS khuyết tật đã được viết lên ở vùng cao núi đá xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Chàng trai dân tộc Nùng Vương Quốc Trường mắc căn bệnh xương thủy tinh và cô gái Tày Hoàng Thị Vy mắc bệnh rối loạn đông máu đã nắm tay nhau vượt lên số phận, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Gương sáng -
Tuấn Trình - Hồng Minh -
20:56, 15/03/2020 Hoang mang nhưng không nản chí, lo lắng nhưng không từ bỏ, ở mỗi góc phố, trên từng con đường, những công nhân vệ sinh vẫn âm thầm dọn dẹp, thu gom rác thải làm xanh, sạch, đẹp cho cuộc sống. Họ chính là những “người hùng” thầm lặng trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19.
Nguyên là Phó Đoàn Văn công tỉnh Cao Bằng, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng, nhiều năm qua, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoàng Kim Tuế đã và đang cùng các đồng nghiệp, các nghệ nhân tích cực bảo tồn, gìn giữ các làn điệu dân ca truyền thống.
Gần 7 thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên giới xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), ông A Ly, Giáo cả Thánh đường Mukarromah thuộc xã Khánh Bình, được cả cộng đồng dân tộc Chăm kính trọng, noi gương. Ông chính là 1 trong 14 chức sắc và những Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Long Bình, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
“Còn đất, còn làng là còn quê hương”. Đó là câu nói được ông Vàng Chỉn Tờ, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) nhắc lại nhiều lần khi chúng tôi trò chuyện cùng ông...
Trong cộng đồng dân tộc Jrai ở Gia Lai có một nữ già làng giàu lòng nhân ái, được bà con tín nhiệm. Bà là Ksor H’Blam ở xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai).
Gương sáng -
Hiếu Anh - Tuyết Mai -
09:53, 25/02/2020 Làm theo lời dạy của Bác, những năm qua chị em phụ nữ ở vùng DTTS và miền núi đã tích cực, năng động góp sức xây dựng cộng đồng. Bà Lương Thị Nón (sinh năm 1959), dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Ổi, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là một ví dụ điển hình.
“Cái cúp này không nên ghi tên em, nó nên ghi tên những cậu bé, cô bé đã tụt lại trên con đường theo đuổi ước mơ của mình”. Đó là câu nói gây xúc động mạnh của chàng trai người Mông Khang A Tủa đến từ huyện nghèo Mù Cang Chải (Yên Bái) khi lọt Top 5 nhân vật truyền cảm hứng tại sân khấu Chương trình WeChoice Awards 2019 (giải thưởng vinh danh những nhân vật, sự kiện được giới trẻ yêu thích trong năm).
15 năm làm y tá bản Na Tổng, xã Tam Thái, huyện Tương Dương (Nghệ An) chưa lúc nào chị được thảnh thơi, nhưng bù vào đó là niềm vui được gắn bó với công việc. Hơn 10 năm, 136 hộ dân của bản chưa có hộ nào sinh con thứ 3; công tác vệ sinh môi trường luôn dẫn đầu toàn xã; tiêm chủng mở rộng đạt trên 90%... Đó là niềm tự hào và cũng là động lực để chị phấn đấu hơn nữa.
Đến bản Chè Mùng, xã Bắc Xa, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) hỏi thăm nhà ông Hoàng Ngọc Thanh (A Thanh), sinh năm 1953, dân tộc Nùng thì ai cũng biết. Hơn 30 năm qua, ông đã cùng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân miền biên ải này chung tay bảo vệ đường biên, cột mốc quốc gia. Ông là một trong những người gương mẫu ở bản, có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự và phát triển kinh tế ở vùng biên giới.
Khi nhắc đến anh Lê Xuân Hải ở bản Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đăkrông (Quảng Trị), người dân trong bản đều tỏ lòng quý trọng và nể phục bởi tấm lòng thơm thảo, luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ người nghèo của anh. Gia đình anh Lê Xuân Hải cũng là một điển hình làm kinh tế giỏi để bà con trong vùng học tập, làm theo.
Với nghị lực và quyết tâm của người chiến sĩ Công an Nhân dân, hơn 10 năm qua, Đại úy Sằn A Phật (dân tộc Sán Chỉ), Phó đội trưởng Đội An ninh, Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) luôn bám bản, bám làng vì cuộc sống bình yên của mọi nhà...