Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Nữ trưởng thôn đi "du học" để mang ánh sáng về cho dân

Quỳnh Trâm - 07:35, 27/07/2021

Liên tục 10 năm liền được bầu là trưởng thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), bà Hà Thị Tự, dân tộc Mường, sinh năm 1961 luôn được bà con dân làng tin tưởng nghe và làm theo.

Trưởng thôn Hà Thị Tự, thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao luôn được bà con yêu mến, tin tưởng
Trưởng thôn Hà Thị Tự, thôn Cao Hoong luôn được bà con yêu mến, tin tưởng

Chúng tôi đã vượt qua con đường núi gập ghềnh và quanh co chừng 6 cây số từ trung tâm xã Lũng Cao, huyện Bá Thước đến thôn Cao Hoong, hỏi thăm đến nhà Trưởng thôn Hà Thị Tự, dân làng ai cũng sẵn lòng nhiệt tình dẫn đường; bởi bao năm qua, bà Tự luôn được bà con trong thôn dành sự tin tưởng và niềm yêu mến xem như người thân trong gia đình của họ.

Ngôi làng nhỏ được bao bọc bởi bốn bề là núi, nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là một trong những thôn bản khó khăn nhất của huyện miền núi Bá Thước, chưa có điện lưới, cũng không có sóng điện thoại.

Bà Tự bảo, năm 2008, bà được dân làng tín nhiệm bầu làm trưởng thôn tham gia các khóa HĐND xã Lũng Cao từ giai đoạn 2011 - 2021. Năm 2019, bà được bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Cao Hoong.

Từ khi đảm nhận việc của thôn, khối lượng công việc tăng gấp đôi, gấp ba. Một tháng 30 ngày thì chủ yếu thời gian bà dành cho việc thôn, việc xóm. Nhiệm vụ không chỉ là phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào hoạt động của địa phương đến với từng người dân, mà còn phải làm sao để người tin tưởng và ủng hộ thực hiện .

Ví như ở thôn Cao Hoong, nhiệm vụ bảo vệ rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng quan trọng. Thật không dễ để người nào cũng hiểu và ủng hộ chủ trương bảo vệ rừng, không xâm lấn vi phạm. Tuy nhiên, từ sự tận tụy, gần gũi để tuyên truyền và dân vận  khéo của nữ trưởng thôn, các hộ dân dần ủng hộ và chấp hành việc bảo vệ rừng.

Thôn Cao Hoong có 23 hộ dân, đời sống các hộ còn nghèo, nên việc vận động bà con tham gia đóng góp xây dựng các công trình thiết yếu, là điều không thể. Thế nên, bà Tự đã linh hoạt vận động bà con góp đất, góp công, dành dụm số tiền khen thưởng bảo vệ rừng hàng năm của tập thể để dành xây dựng các công trình phục vụ đời sống.

Năm 2019, từ nguồn quỹ bảo vệ rừng được Nhà nước chi trả, thôn Cao Hoong đã thống nhất gom góp lại để xây dựng đập tràn Nặm Oong và tuyến mương dài 200m, phục vụ nước tưới cho 4,8 ha diện tích trồng lúa 2 vụ của người dân. Năm 2020, thôn đã vận động Nhân dân hiến đất vườn, hiến công lao động để đào đắp đất thành đường sân bóng dài 500m và hai tuyến đường nội đồng dài 310m... Những việc làm tưởng nhỏ, nhưng đang từng ngày góp sức xây dựng thôn Cao Hoong ngày một đổi thay, và người dân sung túc hơn.

“Trong mọi việc, cần phải đặt lợi ích chung của cộng đồng lên trên hết thì mới bền được. Và người dân cũng mới tin tưởng ủng hộ mình”, bà Tự bày tỏ.

Trong suốt 10 năm làm trưởng thôn, bà Tự tự hào và nhớ nhất chuyến đi Ấn Độ cách đây 6 năm. Thông qua một dự án của tổ chức Phi Chính phủ Pháp (GRET), thôn Cao Hoong là một trong những thôn của tỉnh Thanh Hóa được tài trợ các bộ thiết bị năng lượng mặt trời dùng để thắp sáng.

Dự án chọn 4 phụ nữ người dân tộc thiểu số từ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tỉnh để tham dự khóa học về năng lượng mặt trời, từ tháng 3 đến tháng 9/2015 tại Trường Barefoot ở Tilonia, Ấn Độ. Bà Tự là một trong số những người phụ nữ được lựa chọn gửi đi đào tạo.

Lần đầu tiên xa nhà, đặt chân đến một đất nước khác mà không biết ngoại ngữ, bà đã lo lắng và bỡ ngỡ. Nhưng với sự quyết tâm đem ánh sáng về cho bản làng, sau 6 tháng, được chỉ bảo tận tay, vừa học vừa làm, bà đã có thể lắp nối các mạch điện của đèn xách tay, vận hành bộ điều khiển sạc và máy kích điện, lắp ráp các bộ phận hoàn chỉnh.

Khi những bộ đèn năng lượng mặt trời được chuyển đến, bà Tự lắp đặt các bộ đèn cho các hộ dân thôn Cao Hoong và cả 2 thôn Kịt, Pốn. Ngày ấy, đèn nhà ai hỏng thì lại gọi bà Tự đến sửa. Đến bây giờ, bà con vẫn nhớ những việc làm của bà Tự đối với bà con.

“Hiện những bộ năng lượng đã hết hạn sử dụng nên phần lớn xuống cấp nhiều. Hôm nào trời nắng cũng chỉ đủ sáng cho gia đình ăn bữa cơm lúc chập choạng tối. Bà con nơi đây đang mong ước, một ngày gần đây thôn có điện lưới để đời sống văn minh hơn”, bà Tự chia sẻ nỗi lòng.

Những nỗ lực của trưởng thôn Hà Thị Tự được Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân trong xã đánh giá cao. Ông Hà Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Cao khẳng định, bà Tự là một đảng viên, trưởng thôn rất đặc biệt ở địa phương. Những việc làm của bà 10 năm qua đã giúp thôn nghèo vươn lên, người dân cũng vơi bớt phần nào khó khăn... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.