Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Giọt hồng của người Raglay

PV - 16:55, 16/07/2021

Vượt qua tư tưởng lạc hậu, định kiến, chị Cao Thị Beng, bà Cao Thị Út và nhiều người Raglay ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đều đặn tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN). Nghĩa cử của họ lan tỏa, thu hút nhiều người con của núi rừng học tập theo.

Một thanh niên DTTS tham gia hiến máu tình nguyện trong Lễ hội Xuân hồng năm 2020 tổ chức tại huyện Khánh Vĩnh
Một thanh niên DTTS tham gia hiến máu tình nguyện trong Lễ hội Xuân hồng năm 2020 tổ chức tại huyện Khánh Vĩnh

Vượt qua định kiến

Chúng tôi tìm đến nhà chị Cao Thị Beng (41 tuổi), ở thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, người đã hơn 20 lần tham gia HMTN khi chị vừa ở rẫy về. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, những bằng khen, giấy khen về hoạt động HMTN của chị được treo ở nơi trang trọng nhất.

Hơn 10 năm trước, trong một lần thăm người thân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tình cờ chị chứng kiến trường hợp bị tai nạn giao thông nặng, mất nhiều máu, phải mổ cấp cứu gấp. Nhưng thời điểm ấy, tại bệnh viện không có nhóm máu phù hợp với bệnh nhân. Thấy y, bác sĩ của bệnh viện vừa thông báo lên loa đài, vừa chạy đôn, chạy đáo tìm người cho máu, bản thân chị rất muốn hiến tặng máu cho bệnh nhân nhưng lại băn khoăn liệu khi cho đi máu sức khỏe của mình có bị ảnh hưởng, cho rồi có đủ sức để đi rẫy, làm mướn kiếm tiền nuôi con... Không tự giải đáp được những thắc mắc lại ngại hỏi, chị quyết định không hiến máu và ra về, nhưng hình ảnh bệnh nhân ấy cứ ám ảnh trong chị.

Năm 2016, với sự vận động của Hội Chữ thập đỏ xã Khánh Trung và được giải thích rõ về những cái lợi của HMTN, chị Beng quyết định âm thầm đi HMTN. Biết với cân nặng 35kg lúc ấy sẽ không đủ điều kiện hiến máu , chị mặc thêm áo và khai tăng cân. “Khi nghe thông báo đủ điều kiện lấy máu tôi vui lắm. Tuy nhiên, lúc chuẩn bị lấy máu, tôi lại lo lắng. Nhưng cứ nghĩ những giọt máu của mình sẽ giúp cứu sống được ai đó là tôi tự tin hơn”, chị Beng kể. Chị về nhà trong tâm trạng vừa vui, vừa lo, bởi trong tư tưởng của người dân ở bản khi ấy, hiến máu đồng nghĩa với việc “đói quá nên đi bán máu lấy tiền”. Nhưng chị rất vui khi biết chuyện, chồng và các con chị rất ủng hộ.

Bà Út kể cho con, cháu nghe về những lần tham gia hiến máu tình nguyện của mình. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Bà Út kể cho con, cháu nghe về những lần tham gia hiến máu tình nguyện của mình. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Thấy sức khỏe tốt hơn sau những đợt HMTN, cùng với mong muốn phá bỏ tư tưởng lạc hậu, hiểu biết không đúng về HMTN, chị Beng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ xã Khánh Trung tích cực tới từng nhà trong thôn vận động bà con tham gia HMTN. Đến nay, chị đã vận động được gần 20 người.

Bà Cao Thị Út cùng thôn Suối Lách cũng có thành tích hơn 20 lần tham gia HMTN. Cuộc sống của gia đình bà rất khó khăn, chồng mắc bệnh đục thủy tinh thể; gánh nặng gia đình đều do bà gánh vác. Thế nhưng, mỗi khi nhận được thông báo HMTN, bà sẵn sàng nghỉ làm để tham gia. Đến bây giờ bà Út vẫn không quên cảm giác hồi hộp xen lẫn chút lo sợ khi lần đầu tiên tham gia hiến máu. Khi đó, nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của việc HMTN nên khuyên bà không nên bán máu kiếm tiền.

“Bây giờ nhiều người đã hiểu, nên mỗi lần tham gia HMTN tôi thường giải thích cho bà con biết hiến máu không những giúp cứu người, mà còn tốt cho sức khỏe bản thân. Mỗi khi có người đồng ý theo tôi tham gia hiến máu tôi vui lắm”, bà Út kể.

Vợ chồng anh Phích, chị Ghịn là gia đình tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện xã Khánh Thành. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Vợ chồng anh Phích, chị Ghịn là gia đình tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện xã Khánh Thành. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Từ hành động đẹp của chị Beng, bà Út, hiện phong trào HMTN tại xã Khánh Trung ngày càng lan rộng. Toàn xã vận động được 30 người, trong đó có 20 người thường xuyên tham gia phong trào.

Lan tỏa hành động đẹp

Hiện nay, huyện Khánh Vĩnh có nhiều gia đình người Raglay cùng tham gia HMTN. Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã Khánh Thành, chúng tôi tìm đến nhà vợ chồng anh Cao Phích và chị Cao Thị Ghịn ở thôn Gia Răng. Đây là cặp vợ chồng tiêu biểu của xã trong phong trào HMTN.

Anh Phích kể, cách đây 7 năm, theo lời giới thiệu của người bạn, vợ chồng anh tham gia HMTN, nhưng sau khi khám sàng lọc, cả hai đều không đủ sức khỏe để hiến máu. Chị Ghịn cân nặng không đủ quy định, còn anh Phích thì mỡ trong máu cao. “Sau lần đó, vợ chồng tôi chú ý sức khỏe, lo đi điều trị bệnh. Khi khỏi bệnh, tôi âm thầm đi đăng ký hiến máu. Lúc nhận được thông tin đủ điều kiện hiến máu tôi rất vui. Đến nay, tôi đã tham gia hiến máu 15 lần, vợ tôi 6 lần. Nhờ có phong trào HMTN, tôi biết quý trọng sức khỏe hơn”, anh Phích khoe.

Vợ chồng anh Cao Văn Đức và chị Cao Thị Liễu (xã Khánh Trung) đã vượt qua định kiến tham gia HMTN 8 lần. Theo chị Liễu, khi mới tham gia HMTN, vợ chồng anh chị đều giấu người trong thôn, giấu gia đình vì ngại bị chê trách, xa lánh. Thời gian sau, khi biết nhiều người trong xã cũng tham gia hiến máu, vợ chồng anh chị mới thoải mái chia sẻ.

Vợ chồng anh Đức, chị Liễu trao đổi với lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ xã Khánh Trung về đợt tham gia hiến máu sắp tới. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Vợ chồng anh Đức, chị Liễu trao đổi với lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ xã Khánh Trung về đợt tham gia hiến máu sắp tới. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Theo bà Lê Thị Mỹ Linh, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhận thức về HMTN còn hạn chế. Cách đây 5 năm, khi nghe cán bộ về thôn, bản tuyên truyền, người dân sợ đau, sợ lấy máu ảnh hưởng đến sức khỏe không đi rẫy, đi làm được. Vì thế, mỗi lần đến đợt hiến máu, các địa phương lại mời những người DTTS hiến máu tiêu biểu để giải thích cho người dân hiểu, hiến máu không hại sức khỏe và hiến máu cứu người. Mưa dầm thấm lâu, phong trào HMTN ngày càng lan rộng thu hút nhiều người DTTS tham gia.

Hiện nay, mỗi đợt HMTN, có từ 120 đến 150 người DTTS, hầu hết là người Raglay tham gia, chiếm hơn nửa số người hiến máu. Bà Linh kiến nghị: “Phong trào vận động HMTN ở huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều người DTTS vẫn chưa vượt qua được rào cản của những tục lệ, quan điểm lạc hậu để tham gia phong trào. Do đời sống còn khó khăn nên nhiều người DTTS thường mắc bệnh, sức khỏe không đủ điều kiện hiến máu. Để phát triển phong trào, UBND tỉnh nên có chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hỗ trợ những người tham gia HMTN”.

Chia tay những người con của núi rừng, chúng tôi trở về với niềm tin trong thời gian tới, ở Khánh Vĩnh sẽ có thêm nhiều tấm gương đẹp trong phong trào HMTN./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Tuyên dương 80 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Gia Lai: Tuyên dương 80 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Ngày 14/5, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Gia Lai, Tỉnh đoàn Gia Lai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến và “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” năm 2025 gắn với Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 42 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 54 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.