Gương sáng -
Ái Vân - Thúy Hồng -
09:45, 14/07/2020 “Nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua…”, đó là những lời nhận xét của cán bộ, đảng viên và bà con thôn Nặm Khiếu, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) khi nói về ông Thào Minh Khyào, Bí thư Chi bộ thôn.
Với mong muốn ôn tập kiến thức cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em không vì học yếu mà chán nản bỏ học, tạo hứng thú học tập, vợ chồng thầy Mai Văn Chuyền và cô Vũ Thị Nhung ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã tạo ngôi nhà của mình thành “Ngôi nhà trí tuệ” và mở lớp dạy miễn phí vào buổi tối cho các em học sinh nghèo trên địa bàn.
Lầu đầu tiên gặp bà, người phụ nữ Xơ Đăng hồn hậu, mải miết với công việc trình diễn nghề dệt truyền thống phục vụ du khách tại không gian Lễ hội Sâm Ngọc Linh, diễn ra vào cuối năm 2019. Ít lâu sau, khi ngược núi lên vùng đất Trà My, tôi lại gặp bà cần mẫn ngồi bên khung dệt để truyền nghề cho cháu con trong làng. Người phụ nữ thầm lặng ấy là Trần Thị Kim Hoa, nhà ở nóc Tắc Chưng, thôn 3, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
“Mình như người con Ê Đê vắng nhà đi câu cá, nay đã có cá mang về. Mình chỉ kể lại những câu chuyện đáng nhớ để con cháu biết rằng, Tây Nguyên cần phải thẳm xanh chứ không nên bị xáo tung, cạn kiệt…”, nhà văn Y Điêng chia sẻ.
Suốt cuộc đời binh nghiệp, đôi chân Cựu chiến binh (CCB) Lê Xuân Bá ở TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã in dấu trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Tên tuổi của ông cũng đang gắn liền với nhiều công trình mang tầm chiến lược ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt là tấm lòng của ông đối với những đồng đội đã ngã xuống.
Gương sáng -
Tấn Sỹ-Thanh Huyền -
10:18, 30/06/2020 Nhiều năm theo đuổi các loại hình âm nhạc truyền thống của người Cơ-tu…, già làng A Lăng Đợi ở thị trấn P’rao, huyện Đông Giang (Quảng Nam) được xem là một nghệ nhân tiêu biểu nhất ở vùng đồng bào Cơ-tu hiện nay.
Không chỉ là những Bí thư Đoàn năng nổ, sáng tạo trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương, Lý A Tủa và Sùng A Sàng còn là những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế để nhiều thanh niên, đoàn viên học tập làm theo.
Về hưu với quân hàm Đại tá, ông Trần Trường Huấn, sinh năm 1953, ở Hà Nội vẫn luôn canh cánh về những đồng đội đã hy sinh. Vì vậy, từ khi nghỉ hưu (năm 2009) đến nay, ông miệt mài với hành trình đi tìm hài cốt đồng đội.
Từng làm cán bộ cơ sở, rồi Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện và nay là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên), ông Thào A Dế đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên từng cương vị công tác. Đặc biệt là việc tham mưu cho UBND huyện Mường Nhé thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Mường Nhé.
Qua thời gian tích lũy, người Tày ở Tuyên Quang đã ghi lại kiến thức kinh nghiệm vào những trang giấy bằng tiếng Nôm Tày. Đó là những bài thuốc dân gian, bài cúng, lời giáo huấn và sự tích xa xưa… mà người Tày gọi chung là “thoong khon” (nghĩa là túi khôn). Năm nay, Nghệ nhân Dân gian Lương Long Vân (dân tộc Tày) tròn 93 tuổi nhưng ông vẫn luôn miệt mài biên dịch cuốn sách cổ để thế hệ mai sau hiểu rõ ý nghĩa của câu chữ cha ông gửi gắm.
Không phải “con nhà nòi”, cũng chẳng phải nghệ nhân, nhưng bà Lê Thị Kim, người Cao Lan ở xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang) có một tình yêu đặc biệt với những làn điệu sình ca của dân tộc mình.
Gương sáng -
Tấn Sỹ - Thanh Huyền -
23:46, 18/05/2020 “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhiều đảng viên ở xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) học tập, noi theo. Bằng nhiều việc làm thiết thực, các đảng viên nơi đây đang thực sự nêu gương sáng cho quần chúng noi theo.
Ông Hà Minh Thiết Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã vận động gia đình, dòng họ tự nguyện hiến tặng gần 10.000m2 để xây Trường THCS xã Xăm Khòe.
Nhiều năm nay, Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Lào Cai luôn là một trong những trường điểm của địa phương về công tác thi đua dạy và học; tỷ lệ học sinh khá, giỏi của trường luôn đạt 70 - 80%. Có được kết quả đó, là sự nỗ lực không mệt mỏi của thầy và trò nhà trường, trong đó có cá nhân cô Hiệu trưởng Lê Ngọc Quỳnh.
Gần 10 năm gắn bó với mái trường, cô Vàng Thị Nu, giáo viên Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mai Sơn (Sơn La) luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người, hết lòng với các em học sinh DTTS nơi đây. Cô cũng là gương đại biểu người DTTS tiêu biểu của tỉnh Sơn La tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II, năm 2020.
Rời xa quê hương, thôn bản, cùng vợ khăn gói đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội với mong muốn giới thiệu và quảng bá văn hóa của dân tộc mình đến du khách thập phương, là câu chuyện điển hình về già làng Hồ Văn Hạnh ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không lựa chọn thành phố để thực hiện ước mơ, Hoàng Hoa Trung, chàng thanh niên Hà thành sinh năm 1990 lại chọn con đường đến với những bản vùng cao để làm “thiện nguyện”.
Tôi gặp nghệ nhân Ama H’Loan trong ngôi nhà dài của người Ê-đê tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) khi ông đang ngồi chơi đinh năm - một loại nhạc cụ truyền thống của người Ê-đê. Nhìn ông cầm nhạc cụ trên tay và biểu diễn say sưa, tôi mới hiểu hết được tình yêu của người nghệ nhân đã ở tuổi 80 dành cho văn hóa dân tộc mình.
Là phụ nữ dân tộc Mông, từng chứng kiến bà con dân tộc trong thôn sinh nhiều con, đói nghèo luôn đeo bám vì vậy, chị Lầu Thị Hương, cộng tác viên dân số của thôn Tiến Hậu, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không quản gian khó để tuyên truyền, vận động bà con trong thôn thực hiện tốt công tác dân số, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay ủng hộ phòng chống dịch Covid-19, cụ bà Đặng Thị Liễm 90 tuổi (thôn 3, xã Đak Hlơ, huyện Kbang) đã đóng góp 2 triệu đồng cho UBND xã Đak Hlơ để chống dịch. Bà cũng là tấm gương sáng về tinh thần “tương thân tương ái” tại địa phương với nhiều hành động thiết thực giúp người nghèo.