16 năm làm cán bộ, lãnh đạo ở xã Chiềng Muôn, huyện Mường La (Sơn La), anh Cứ A Vạng luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế hiệu quả để thay đổi cuộc sống của người dân địa phương. Anh là một trong số những gương mặt tiêu biểu được tham dự Đại hội Đại biểu các DTTT Việt Nam lần thứ II, năm 2020 sắp tới.
Anh Thạch Dững là người dân tộc Khmer, ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) không chỉ là tấm gương vượt đói nghèo bằng nghị lực bản thân. Anh còn hết lòng giúp đỡ bà con trong ấp, nhất là các hộ đang khó khăn. Anh vinh dự là một trong những điển hình tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Long.
Tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), bà Phạm Thị Lâm được xem như ngọn cờ đầu của người Mã Liềng (nhóm địa phương thuộc dân tộc Chứt) ở bản Cáo. Cách trung tâm xã khoảng 6km, bản Cáo đặc biệt khó khăn với 43 hộ, 170 nhân khẩu; trong đó 95% số hộ là người Mã Liềng.
“Phải luôn nghe ngóng xem cái đài, cái Tivi nó nói gì, tờ Báo Dân tộc và Phát triển viết cái gì để biết mà vận dụng, mà nói cho lọt cái lỗ tai bà con mình. Đồng thời phải đi sâu, đi sát, biết tâm tính từng hội viên để có cách làm hiệu quả”, già Y Đá chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền vận động. Theo già, nói mà bà con không nghe, không hiểu, chả ai biết mà làm theo thì nói mấy cũng vô ích.
Tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội hệ Trung cấp của Trường Cao đẳng Lào Cai, cô gái sinh năm 1993 Giàng Mu Mạ, người Xa Phó (một nhánh dân tộc Phù Lá), xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã lựa chọn con đường trở về quê hương để cùng bà con thay đổi cuộc sống khó khăn nơi vùng núi xa xôi.
Năm 1991, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra quyết định lấy ngày 1/10 hằng năm làm Ngày Quốc tế người cao tuổi. Theo đó, Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng thường xuyên quan tâm chăm lo cho người cao tuổi để họ luôn là “điểm tựa” của gia đình, dòng họ và bản làng.
Năng nổ, nhiệt tình với công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước để Nhân dân trong thôn học tập và làm theo. Đó là nhận xét của người dân dành cho nữ Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận Dương Thanh Tâm, dân tộc Tày, ở thôn Đạ Pin, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng).
Là người con của núi rừng Tây Bắc, gần như cả cuộc đời nữ Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Điêu Khánh Thực, Trưởng Đoàn nghệ thuật Hoa Ban Trắng tỉnh Điện Biên đã sống, gắn bó và hoạt động nghệ thuật trên mảnh đất này. NSƯT Điêu Khánh Thực cho rằng, đó là trách nhiệm tiếp bước những người đi trước để cống hiến và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ có tình yêu nghệ thuật.
Mới đây, có dịp trở lại thăm bản đồng bào Mông xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), được nghe đồng bào kể rất nhiều về những người lính Cụ Hồ đã “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với bà con. Nhờ đó, bản Mông đã khoác lên mình “chiếc áo” mới, cuộc sống của người dân đã thay đổi.
Nhiều người khi nghỉ hưu thường về chăm sóc cháu, con, ruộng vườn hay đi du lịch đó đây, nhưng nhà giáo, nhà thơ Nga Ri Vê, dân tộc Hrê từ khi nghỉ hưu đến nay vẫn miệt mài làm thơ, sưu tầm, biên soạn in sách, viết báo về văn hóa truyền thống các DTTS. Bà là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa các DTTS ở miền Tây Quảng Ngãi.
Đối với những học sinh lành lặn, việc thi đỗ đại học đã không phải là điều dễ dàng chứ đừng nói đến những học sinh khuyết tật. Vậy mà, Phan Hoàng Anh, lớp 12 Tin, trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang, cậu học sinh bị mắc chứng bại não lại được tuyển thẳng vào trường Đại học FPT và nhận 100% học bổng vào ngành Công nghệ thông tin, khoa Trí tuệ nhân tạo. Đây có thể nói là cả một “kỳ tích” về hành trình nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của Hoàng Anh cùng gia đình.
Nhiều năm qua, anh Liễu Ngọc Nam, dân tộc Dao, ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), Giám đốc Công ty TNHH chè Thanh Tâm đã nỗ lực xây dựng thành công và đưa thương hiệu chè Thanh Tâm vươn xa ra thế giới, tạo việc làm ổn định và mang lại thu nhập cao cho bà con các xã vùng cao huyện Văn Chấn.
Gương sáng -
Thành Khiêm - Minh Thu -
09:58, 25/08/2020 Suốt 15 năm, bước chân ông in dấu trên hầu hết mọi bản làng của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) để làm công việc của người đưa thư, bưu phẩm. Từng gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ từ bỏ công việc của mình. Ông là Anh hùng Lao động Cil Múp Ha K’riêng ở buôn Bnơr C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
“Bác sĩ tốt của người Mông ta đấy…”, đó là cách mà đồng bào xã vùng cao Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nói về bác sĩ Cứ A Hồng, dân tộc Mông, người đang dành hết thời gian, tâm huyết của mình cho việc chăm sóc sức khỏe cho bà con.
Người T’rin (một nhánh của dân tộc Cơ Ho) tại xã Giang Ly, huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vốn yêu rừng và sống gắn bó với rừng, nhưng lâu nay chưa ai nghĩ đến việc tận dụng rừng để làm du lịch sinh thái. Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ của đồng bào mình, hơn 10 năm nay, già làng Mà A Giá âm thầm giữ rừng, giữ nước để làm nên một khu du lịch sinh thái cuốn hút giữa đại ngàn mang tên Mà Giá.
Gương sáng -
Đông Hưng - Thành Lê -
10:08, 31/07/2020 Suốt nhiều năm nay, khắp các làng xóm ở Ninh Giang, Ninh Hòa (Khánh Hòa) y tá Nguyễn Văn Sử tận tụy đi tuyên truyền cách phòng, chống dịch bệnh và cứu chữa miễn phí cho dân nghèo.
Việc tự giác thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh Hậu Giang nhận thức ngày càng sâu sắc, trở thành công việc thường xuyên của mỗi cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hậu Giang, trước hết là của người đứng đầu tổ chức Hội, của nữ cán bộ, đảng viên, hội viên.
Đúng chủ trương, nhẹ nhàng, mềm mỏng, kiên trì và đôi khi phải “lỳ” một chút, có như vậy công tác dân vận mới mang lại hiệu quả, giúp người dân vượt qua hủ tục, đói nghèo, tiến đến cuộc sống giàu đẹp văn minh. Chính từ cách làm ấy, người dân bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) ví ông Tao Văn Ún, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm như “Vầng trăng đại ngàn” tỏa rọi khắp vùng đất này.
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, già Đinh Yek (SN 1933) giữ nhiều chức vụ quan trọng ở xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (Gia Lai). Năm 2010, ông về hưu và được dân làng tin yêu bầu làm già làng, Người có uy tín của làng Ktu. Ông cũng là người có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, vận động người dân chung sức xây dựng NTM.
Thực hiện phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất hiện nhiều tấm gương Cựu chiến binh (CCB) tiêu biểu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng giao thông nông thôn và giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. CCB Sơn Ri Thi, dân tộc Khmer (ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) là một tấm gương điển hình như thế.