Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tỉ phú người Bru Vân Kiều Hồ Minh: Dám nợ... để làm giàu

Khánh Ngân - 16:32, 28/09/2021

Hồ Minh cho tôi cảm giác già hơn tuổi thật 30 của anh. Nước da ngăm đen, dáng người thanh mảnh và chất phác như những người Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn mà tôi vẫn được gặp. Khác chăng là nét táo bạo trong làm ăn của Minh làm tôi nể phục.

Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình
Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình

Đi lên từ hai bàn tay trắng

Trường Xuân là xã miền núi của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảnh Bình, xã có 2.800 nhân khẩu thì có đến 26% là người Bru Vân Kiều. Những năm gần đây đời sống bà con nói chung và đồng bào Bru Vân Kiều nói riêng không ngừng được cải thiện.

Theo thông tin từ ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), hiện xã có hơn 70 mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn rất tốt, có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng… khiến chúng tôi cảm thấy vui lây với bà con Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn.

Con đường cấp phối quanh co từ UBND xã đưa chúng tôi đến với mô hình gia trại của anh Hồ Minh ở bản Lâm Ninh, một hộ sản xuất giỏi của xã Trường Xuân.

Mộc mạc, chất phác như bản tính của người đồng bào,  khi nghe anh Hồ Minh kể về hành trình thoát nghèo vươn lên làm giàu của mình làm tôi nể phục.

Sau khi học hết lớp 9, Minh không học tiếp THPT mà vào TP. Hồ Chí Minh làm công nhân. Thế nhưng cuộc sống nơi thành thị, với đồng lương công nhân ít ỏi, làm bao nhiêu năm cũng chẳng tiết kiệm được là bao.

 Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, Hồ Minh đi đến quyết định trở về quê lập nghiệp. Năm 2010, Minh đã về quê chăn nuôi và trồng keo trên đất gia đình để lại. Thời điểm “khởi nghiệp” đối với Minh là quãng thời gian cực kỳ khó khăn, trong tay vỏn vẹn có 400.000 đồng. Tuy nhiên, nhờ tính tình thật thà lại hay làm, đặc biệt là cách trình bày “khởi nghiệp” của Minh đầy tâm huyết, nên nhiều người thân, bạn bè cho mượn tiền làm vốn.

Ban đầu anh chỉ nuôi 5, 7 con dê và mua giống keo lai về trồng trên diện tích đất gia đình sẵn có. Nhờ chăm chỉ, lại có ít kinh nghiệm tích lũy trong quá trình mưu sinh ở TP. Hồ Chí Minh, nên mô hình kinh tế của Minh phát triển rất tốt.

Năm 2011, anh lại có cơ may được tiếp cận với nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngồn vốn “khởi nghiệp” của chàng trai Bru Vân Kiều lại tăng thêm. Anh dồn toàn bộ số vốn vay này để mua keo giống về tiếp tục trồng, lấy ngắn nuôi dài. Rừng keo của gia đình Minh đã trồng được 10ha, một con số không hề nhỏ.

Thời gian trôi đi, keo cũng đến kỳ thu hoạch, Minh cho biết tiền bán keo lứa đầu được 500 triệu đồng. Dê cũng đã phát triển thành đàn lên đến 30 con. Cuộc sống của gia đình bắt đầu dễ thở. Nói là dễ thở, chứ thực chất đó là cả một gia sản mà nhiều gia đình ở xã Trường Xuân mơ ước.

Trái với suy nghĩ và cách làm của nhiều người, khi có số tiền lớn từ bán keo thì mua sắm, tiêu xài. Minh lại quyết định gom vốn tích lũy tái đầu tư vào trồng tràm, mua đất đồi để mở rộng diện tích, tiếp tục phát triển kinh tế.

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, Hồ Minh còn hướng dẫn đồng bào của mình cách trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, với người Bru Vân Kiều ở xã Trường Xuân, Hồ Minh là một tấm gương về tinh thần chịu khó, nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhờ siêng năng và khát khao vươn lên làm giàu, Hồ Minh đã tự xây dựng cho mình một mô hình kinh tế hộ gia đình ngày càng hoàn chỉnh, cho thu nhập cao
Nhờ siêng năng và khát khao vươn lên làm giàu, Hồ Minh đã tự xây dựng cho mình một mô hình kinh tế hộ gia đình ngày càng hoàn chỉnh, cho thu nhập cao

Tiếp tục nợ... để mở rộng quy mô kinh tế 

Sau bao nhiêu năm phiêu bạt để mưu sinh, Hồ Minh trở về quê bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế trên ngay đồng đất quê hương, bước đầu có được thu nhập khá. Chính từ con dê, cây tràm đã làm cho cuộc sống gia đình Minh cải thiện hơn trước. 

Tuy nhiên, năm 2018, Hồ Minh đã có một quyết định táo bạo, đó là mua nợ trâu về để nuôi, mở rộng quy mô phát triển kinh tế gia đình. Biết tính, biết người, nên dân bản không ngại bán nợ cho Minh.

Khuôn mặt sạm đen, nở nụ cười tươi như để minh chứng cho quyết định mua nợ trâu của mình là đúng đắn, Minh phấn khởi: "Đàn trâu nhờ có chỗ chăn thả, lại được cho ăn thêm, phòng trừ dịch bệnh đầy đủ, nên phát triển rất tốt. Chỉ sau 1 năm, đã có nhiều con sinh sản, phát triển đàn".

Hiện nay gia đình Minh có 20 con trâu, mỗi năm cho xuất chuồng 5 - 7 con trâu con, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Có nguồn tiền dư giả, Minh thuê máy múc về đào ao thả cá. Mô hình gia trại của Hồ Minh ở bản Lâm Ninh ngày càng hoàn thiện.

Trầm ngâm hồi lâu, như để hồi tưởng lại những ngày đầu “khởi nghiệp” vất vả đủ đường, Hồ Minh thở phào: "Đến thời điểm hiện tại, mình đã có 15ha trồng keo, 20 con trâu bò, 40 con dê. Vụ keo trước đó cũng mang lại gần 500 triệu đồng, nói chung cuộc sống không còn phải lo lắng nữa".

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Hồ Minh là người biết tính toán trong làm ăn, lại rất táo bạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ việc phát triển kinh tế gia đình Hồ Minh đã xây dựng nên một mô hình kinh tế rất hiệu quả, phù hợp với tập quán sản xuất, chăn nuôi của người dân, nên hiện nay rất nhiều hộ đồng bào trong xã đang học kinh nghiệm làm theo”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mường Lống - Đất và người

Mường Lống - Đất và người

Hơn 50 km đường rừng đèo dốc từ trung tâm huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào Mường Lống đã từng khiến cánh tài xế ngán ngẩm. Chúng tôi cũng vậy. Nhưng khí hậu mát lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là câu chuyện về những người Mông vượt khó, vượt khổ đeo đuổi con chữ với ước mơ thoát nghèo cứ thế cuốn hút chúng tôi. Vậy là đi…
Tin nổi bật trang chủ
Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành thời gian qua đều có quy định ưu tiên tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ DTTS sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có thu nhập ổn định từ rừng. Nhưng cơ chế, chính sách không “bắt nhịp” được với thực tế nên hiệu quả giảm nghèo không đạt như kỳ vọng.
Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Giáo dục - Thuỳ Giang - 7 giờ trước
Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 10 giờ trước
Ngày 27/5, Festival các dân tộc thiểu số với chủ đề "Prague - Trái tim của các dân tộc" đã được tổ chức tại thủ đô Prague, Cộng hòa Czech.
Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Thể thao - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Sáng 28/5 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Marathon, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2023.
Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Xã hội - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Sáng 28/5, tại trụ sở UBND xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai), Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác - Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2023 với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tiên phong trong chuyển đổi số, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 15 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 15 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - Thanh Hải - 15 giờ trước
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - Trọng Bảo - 15 giờ trước
Thông tin từ Công an Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa triệt phá, bắt giữ thành công nhóm đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản của các tiểu thương trên địa bàn.