Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể làm theo lời Bác với những mô hình thiết thực, qua đó tạo sự lan toả đối với cộng đồng, góp phần vào các phong trào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
19 năm nay, người dân ở bản Cupua (thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) không sử dụng rượu bia trong cuộc sống hàng ngày cũng như tất cả các dịp lễ lớn, nhỏ. Dân làng nơi đây, ai cũng tự hào vì việc này.
Ông Thăng Văn Báo sinh năm 1962, người dân tộc Sán Dìu, hiện đang là trưởng thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Gia đình ông Báo là một điển hình về hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của ông, giờ đây người Sán Dìu ở thôn Muối đã thoát đói nghèo, lạc hậu.
Lo lắng nghề dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một, chị Y Hlạng (làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã đứng lên kêu gọi những người có tay nghề trong làng cùng nhau bảo tồn nghề dệt. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm ở làng Pu Tá nói riêng và xã Măng Ri nói chung đã hồi sinh trở lại.
Chưa ai từng nghĩ “rước” chè hoa vàng từ rừng về vườn nhà. Thế mà, “ông trẻ” Hà Minh Tuấn, ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong (Nghệ An) lại dám “to gan lớn mật” đến vậy.
Không chỉ đi đầu về phát triển kinh tế tại địa phương, chị Y Ta, người Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Ta Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Chị luôn nỗ lực giúp đỡ các chị em hội viên thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo.
Ấp ủ giấc mơ phát triển kinh tế rừng ngay trên mảnh đất quê hương từ rất lâu, nhưng gần đây, Nguyễn Lê Ngọc Linh, sinh năm 1990, dân tộc Thổ, ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), mới thực hiện mục tiêu “bỏ phố về rừng” xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, với hy vọng tạo nên những sản phẩm thiên nhiên sạch và có giá trị kinh tế cao.
Là nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất khóa XV, Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, sinh năm 1997 chính là niềm tự hào, vinh dự của người dân Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cử tri kỳ vọng với sức trẻ của mình- đại biểu Quàng Thị Nguyệt sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của đồng bào vùng DTTS và miền núi.
Người ta gọi ông là “người rừng” bởi trong suốt cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông chỉ nghiên cứu, gắn bó với rừng. Ông là GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng, dân tộc Mường, Giáo viên Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ là một trong 89 ứng cử viên người dân tộc thiểu số đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong niềm vinh dự đó, cô giáo Hà Anh Phượng tâm niệm sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân.
Sau thời gian truy vết, Công an xác định và bắt 2 đối tượng chém bị thương anh Trần Văn Đạo, sinh 1981, thành viên chốt phòng, chống dịch Covid -19 khu vực Kênh Ranh, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Ngày 11/6, tại UBND xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức trao Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cụ Trần Cang (dân tộc Hoa), năm nay đã 98 tuổi nhưng vẫn tích cực trong công tác từ thiện xã hội.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, bác sĩ Đinh Thị Ly (dân tộc Hrê), khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản-Nhi, Trung tâm Y tế huyện Minh Long (Quảng Ngãi) đã không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người thầy thuốc vừa có tâm vừa có tài.
Sinh ra và lớn lên ở miền “gạo trắng nước trong” chàng trai người Hoa, Khưu Tấn Bửu, hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Sáng tạo” của Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Cần Thơ, luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn một tình yêu lớn lao với "hạt ngọc" quê mình. Niềm khao khát đưa cảnh đẹp quê hương đến gần hơn với những người yêu hội họa và nâng tầng giá trị hạt gạo Việt, chàng thanh niên trẻ quyết định khởi nghiệp với thể loại tranh gạo.
Đó là một trong những việc làm theo Bác hằng ngày của ông Lò Văn Chiến, dân tộc Giáy, 81 năm tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, ở bản Tả Sin Chải, phường Đông Phong, TP. Lai Châu (Lai Châu). Bởi với ông, việc mai một, thất truyền bản sắc văn hóa của người Giáy luôn là điều làm ông trăn trở.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhằm góp một phần nhỏ của mình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cựu chiến binh Tòng Trung Tiến, sinh năm 1959, dân tộc Thái, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn nghệ dân gian huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để vẽ những bức tranh cổ động, giúp nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch Covid-19.
Đó là Rơ Lan H'Blơn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Đội 9, Công ty 74 thuộc Binh đoàn 15, công nhân khai thác mủ cao su với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động xuất sắc của đơn vị. Đây cũng chính là lý do, chị được mệnh danh là người phụ nữ có "đôi bàn tay vàng".
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, đột phá để triển khai thực hiện; đồng thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dân. Qua đó, góp phần tạo lòng tin cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.
Hơn 20 năm qua, người dân ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), đã quen thuộc với một người đàn ông cần mẫn trên chiếc xe máy cũ, với bộ loa, máy phát rong ruổi khắp các nẻo đường để thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động. Đặc biệt, những ngày tháng qua, trên chiếc xe của ông còn được trang hoàng cờ và băng rôn với các khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp...; Đó là người cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiêng (sinh năm 1948), ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn.
Nhiệt huyết, hết lòng vì người nghèo, gần 20 năm qua, chị Vi Thị Trung (SN 1969), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) bản Thái Sơn 1, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An đã giúp nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Nhờ đó, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.