Lai Châu có đường biên giới Việt - Trung dài trên 265 km, phần lớn nằm dọc theo các dãy núi cao, hiểm trở. Vì thế, việc quản lý, kiểm soát đường biên, mốc giới gặp không ít khó khăn. Suốt gần 40 năm qua, có một gia đình người Dao đã tình nguyện sát cánh với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bảo vệ, trông coi mốc giới. Đó là gia đình ông Lý A Nhị, nguyên Trưởng bản Hùng Pèng.
“Tú vọoc” là cái tên thân thương mà người dân địa phương và cả nhiều nhà khoa học thường dùng để gọi cựu binh Nguyễn Thanh Tú, sinh năm 1962, tại thôn Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đã 10 năm về hưu, cũng gần chừng ấy năm ông Tú gắn bó với việc bảo vệ sự sinh tồn của đàn vọoc đen quý hiếm.
Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm, anh Nay Winh, dân tộc Gia Rai, Bí thư Huyện đoàn Chư Sê (Gia Lai) luôn năng nổ, nhiệt tình, là một điển hình trong công tác Đoàn, Hội, gương mặt tiêu biểu trong phong trào Học tập và làm theo lời Bác.
Họa sĩ nhí Xèo Chu (tên thật là Phó Vạn An)– cậu bé từng được một số báo chí uy tín của nước ngoài so sánh với danh họa người Mỹ Jackson Pollock (một tên tuổi trong trường phái trừu tượng thập niên 1940 – 1950), đã lan tỏa một thông điệp rất nhân văn khi dùng toàn bộ số tiền gần 3 tỷ đồng thu được từ buổi đấu giá trực tuyến tranh vẽ của mình để ủng hộ công tác phòng dịch Covid-19 của TP. Hồ Chí Minh.
Cả năm dành dụm được 20 triệu đồng cho hai con gái đi du lịch, nhưng trước khó khăn của đại dịch Covid-19, chị bàn với hai con làm việc nghĩa - tặng cho các cụ già neo đơn và các chú bộ đội đang trực chốt ở các điểm tâm dịch. Chị bảo: “Không cần cảm ơn chị đâu. Cũng không cần gọi điện cho chị. Các chú bộ đội nhận là vui rồi. Chị học má chị”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Làng Chảng, xã vùng cao Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây là hộ nghèo. Nay gia đình chị đã vươn lên thành hộ khá giả trong thôn. Có được thành quả này, là nhờ sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó và nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) phù hợp với đồng đất Cốc Lầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gần 15 năm bươn chải thu mua nông sản, ông Hoàng Chuẩn chuyển sang chế biến và gây tiếng vang với phát minh máy rang hạt điều bằng củi.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Với kết quả thi đáng tự hào, Vi Đức Mạnh (28,5 điểm) và Lê Ngọc Tính (27,5 điểm) - đôi bạn cùng lớp 12, Trường THCS - THPT dân tộc nội trú Hà Tĩnh (đóng tại thị trấn Hương Khê) cùng có chung ước mơ vào Trường Sỹ quan Chính trị.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, ông KPă Vương, hay còn gọi là Ma Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch xã Cà Lúi 3 nhiệm kỳ đã dành trọn tâm huyết của cả cuộc đời mình vì sự nghiệp giáo dục, vì sự bình yên; người “giữ lửa” cho buôn làng.
Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.
“Vui quá thưa bác. Vậy là sáng nay, tại khu điều trị ở Đơn Dương chỗ con thêm bệnh nhân thứ 3 là BN 29.167 được xuất viện ạ. Bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà...”. Đó là tin nhắn mới nhất gửi đến tôi của Ma Hy Touneh Định, bác sĩ trẻ người Raglay từ trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)…
Trong chuyến công tác đến với huyện Tân Uyên (Lai Châu), tôi tình cờ biết cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên.
Liên tục 10 năm liền được bầu là trưởng thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), bà Hà Thị Tự, dân tộc Mường, sinh năm 1961 luôn được bà con dân làng tin tưởng nghe và làm theo.
Bằng những việc làm thiết thực và uy tín của bản thân, anh Giàng Xín Lử, Trưởng nhóm đạo Tin lành tại thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang luôn được các tín đồ cũng như người dân nơi đây kính trọng, nể phục. Bên cạnh đó, anh còn chăm lo phát triển kinh tế gia đình, đưa đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, là tấm gương sáng trong cộng đồng người theo đạo Tin lành nơi cực Bắc Tổ quốc.
Sau chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, ông Nhâm Văn Cheng trở về quê nhà thuộc xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với thương tật nặng, mất 81% sức khỏe. Nhưng với bản lĩnh, ý chí của người lính Cụ Hồ, ông Cheng đã cùng gia đình gây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.
Gương sáng -
Quỳnh Trâm - Thiện Quyền -
15:50, 19/07/2021 Sau thời gian dài không có ca mắc mới, giữa tháng 6, tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19. Giữa đại dịch, chị Trần Thị Thắm (SN 1974), Trưởng thôn 7, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đã nỗ lực hết mình trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Vượt qua tư tưởng lạc hậu, định kiến, chị Cao Thị Beng, bà Cao Thị Út và nhiều người Raglay ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đều đặn tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN). Nghĩa cử của họ lan tỏa, thu hút nhiều người con của núi rừng học tập theo.
Xã vùng cao Thành Sơn, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có ngôi trường mầm non đặc biệt.
Ông Tào A Toi (SN 1957, dân tộc Mảng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là người có nghị lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Từ hai bàn tay trắng, đến nay cơ ngơi của ông đã có hàng trăm con trâu, bò, dê, mỗi năm thu nhập cả trăm triệu đồng.