Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người cán bộ nặng lòng với đồng bào DTTS

Phạm Tiến - 18:04, 30/06/2022

Tôi bị cuốn theo lối kể chuyện chân thật nhưng đầy dí dỏm của anh Hồ Viết Ái. Người đàn ông có dáng người thấp, nước da nâu đen vầng trán cao, giọng nói rủ rỉ cuốn tôi về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của anh. Những nẻo đường Hồ Viết Ái đi bản, về với đồng bào DTTS trên đỉnh Trường Sơn cũng tái hiện...

Trong suốt quá trình công tác, anh Hồ Viết Ái không nhớ nổi những lần đi về với bản, cùng ăn cùng ở với đồng bào
Trong suốt quá trình công tác, anh Hồ Viết Ái không nhớ nổi những lần đi về với bản, cùng ăn cùng ở với đồng bào

Tuổi trẻ nỗ lực

Là người con ưu tú của dân tộc Tà Ôi, Hồ Viết Ái (sinh năm 1971) có một tuổi trẻ đầy hoài bão và nỗ lực. Trong muôn vàn khó khăn trên hành trình đi tìm “con chữ”, Hồ Viết Ái vẫn ung dung bước vào giảng đường đại học, mở toang cánh cửa tương lai tươi sáng cho bản thân.

Anh Hồ Viết Ái- Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế)
Anh Hồ Viết Ái- Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế)

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Quảng Nhân (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lớn hơn một chút, Hồ Viết Ái chứng kiến cảnh người Tà Ôi ở bản luôn rơi vào tình cảnh “đói cơm, nhạt muối”. Người lớn trong bản, kể cả bố mẹ mình chưa biết nói tiếng phổ thông. Thanh niên ở bản cũng chỉ biết quanh quẩn bên nương rẫy, rồi dựng vợ gả chồng như bao thế hệ đi trước. Vòng luẩn quẩn thất học, đói nghèo vẫn quay đều mà chưa dừng lại nơi bản người Tà Ôi. Không phó mặc cho hoàn cảnh, trái lại Hồ Viết Ái đã lấy hoàn cảnh bản làng làm động lực để vươn lên.

Quãng đường 10km từ nhà đến trường làng, đã làm cho bao cô, cậu học trò người Tà Ôi cùng trang lứa với Hồ Viết Ái phải bỏ cuộc. Cái đói đến run tay, những trận gió bấc lạnh thấu xương vẫn không thể ngăn Hồ Viết Ái đến trường. Từng nấc thang trên hành trình đi tìm con chữ lần lượt được anh bước qua rồi lên cao hơn.

Học xong trường làng cũng là lúc Trường Thanh niên dân tộc nội trú Bình Trị Thiên thành lập (năm 1986), Hồ Viết Ái lại kiên cường bước tiếp trên hành trình đi tìm con chữ mà mình đã chọn.

Năm 1995, Hồ Viết Ái trúng tuyển vào Trường Đại học Đà Lạt. Gia đình nghèo, không có tiền chu cấp cho anh trang trải học tập và sinh hoạt. Hồ Viết Ái làm thêm đủ thứ nghề từ chăn bò thuê, rửa bát trừ tiền cơm đến việc không về quê để giảm chi phí, đã được anh thực hiện “thuần thục” trong suốt 4 năm học đại học… Khó khăn là vậy, nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm, Hồ Viết Ái theo học hai chuyên ngành cử nhân Ngữ văn và cử nhân Việt Nam học cùng một thời điểm.

Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2001 anh được nhận về làm việc tại xã Nhâm. Nhờ có năng lực, được đồng bào tin yêu nên cấp trên sớm đưa anh vào diện quy hoạch nguồn. Năm 2002, Hồ Viết Ái được cử đi học ở Học viện chính trị Quốc gia phân viện Đà Nẵng. Năm 2004 anh được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Nhâm. Chỉ 1 năm sau đó, anh được điều động lên huyện, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng khác nhau ở cả ban Đảng và phòng của chính quyền.

Hiện gia trại lợn đạt tiêu chuẩn hữu cơ của anh Hồ Viết Ái đã có lợn xuất chuồng
Hiện gia trại lợn đạt tiêu chuẩn hữu cơ của anh Hồ Viết Ái đã có lợn xuất chuồng

Nặng lòng với công tác dân tộc

Tôi đã chủ động xin hẹn được về nhà anh vì là ngày nghỉ, nhưng anh Hồ Viết Ái nói: “Chú cứ ở thị trấn, anh chạy ù ra ngay. Về nhà anh khó tìm, chú không quen đường vất vả lắm”. Câu nói đầy cởi mở và có sự chia sẻ của anh đã làm tôi rất mến dù chưa một lần gặp mặt.

Trong câu chuyện anh rủ rỉ, “năm 2013, mình được điều động về làm Trưởng phòng Dân tộc huyện. Gần 10 năm công tác ở đây, có thể nói chưa một bản làng người đồng bào nào mà mình chưa đến. Khi qua làm công tác dân tộc mình lại tự học tiếng Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Pa Cô… với mong muốn lắng nghe được tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Để từ đó, tham mưu những chính sách phù hợp với mỗi vùng, miền và mỗi đồng bào dân tộc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, đồng bào ở A Lưới bây giờ cũng khá lắm. Bà con đã biết buôn bán, trồng trọt để phát triển kinh tế, mình vui lắm”.

Anh đã đi khắp các bản làng, không có một vùng sâu vùng xa nào mà mà anh chưa đặt chân đến. Từ nghiệm thu Chương trình 135, kiểm tra chính sách 2085 (Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi - PV)… đi tuyên truyền vận động đồng bào thay đổi nhận thức, biết tiết kiệm, tích lũy phục vụ mùa giáp hạt, ngày mưa bão.

Do nói được, nghe được nhiều thứ tiếng dân tộc và phong cách làm việc gần gũi, nên đi đến đâu anh Hồ Viết Ái đều được đồng bào xem là người nhà. Công việc của phòng Dân tộc theo đó cũng thuận lợi, những đường lối chủ trương cũng đến được với bà con đầy đủ.

 Mỗi khi có sạt lở, bản làng và đồng bào bị chia cắt, phòng Dân tộc cùng các cơ quan ở A Lưới đã nhanh chóng khắc phục, thông tuyến
Mỗi khi có sạt lở, bản làng và đồng bào bị chia cắt, phòng Dân tộc cùng các cơ quan ở A Lưới đã nhanh chóng khắc phục, thông tuyến

Với tâm niệm lấy việc học để thay đổi nhận thức nên trong công tác dân tộc anh Hồ Viết Ái rất chú trọng đến việc đến trường của các cháu. Ở vùng sâu, vùng xa còn có tình trạng nhiều cháu bỏ học, làm anh trăn trở.

Không thể nhớ nổi số lần anh đến nhà để vận động phụ huynh và các cháu trở lại trường học, tìm con chữ. Trường hợp Hồ Thị Căn là một điển hình, do đường đến trường vất vả, gia đình lại thiếu người làm rẫy nên Căn đã nghỉ học đầu năm lớp 6. Biết được thông tin, anh đã đến nhà vận động phụ huynh và cả em. Thông tư tưởng và hiểu được tầm quan trọng của việc học, Căn đã đến trường và hiện nay em đã học lớp 9 ở trường THCS Quảng Trung.

Nhấp ly café, anh Hồ Viết Ai cười hiền rồi lại rủ rỉ: “Bây giờ em Căn quyết tâm học lắm, không những dập tắt ý định bỏ học mà em còn quyết tâm học đại học nữa chú ạ. Sau khi em trở lại trường, mình cũng thường xuyên đến nói chuyện với em để nhen lên ngọn lửa, sự nỗ lực trong em để em có cơ hội tiếp cận tri thức vươn lên như mình.

Ngoài công tác xã hội, anh Hồ Viết Ái còn xây dựng một mô hình gia trại quy mô 100 lợn thịt, gần chục lợn nái đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Anh đang có dự định mở rộng quy mô nuôi thêm heo nộc (đực giống), với mong muốn xây dựng mô hình, phát triển kinh tế để đồng bào học tập làm theo. 

Từ mô hình của anh, ở xã Quảng Nhâm đã có thêm hộ Nguyễn Hải Teo cũng đã xây dựng mô hình nuôi lợn đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Không dừng lại ở xã Quảng Nhâm, hiện ở huyện vùng cao A Lưới đã có 4 mô hình khác được hình thành.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tin nổi bật trang chủ
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23:19, 01/10/2023
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Tin tức - Thanh Nguyên - 23:06, 01/10/2023
Tối 30/9, tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), đã diễn ra Chương trình khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tỉnh Cao Bằng năm 2023 và đón Bằng chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng sau kỳ tái thẩm định lần thứ Nhất.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 23:03, 01/10/2023
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 22:52, 01/10/2023
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:50, 01/10/2023
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Tin tức - Hương Trà - 22:43, 01/10/2023
Liên quan đến clip một giáo viên có hành động túm áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tại công văn số 3548/SGDĐT-CTTT-KHCN, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu trường Trung học phổ thông Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm), báo cáo lại sở trước ngày 2/10/2023.
Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tin tức - Vàng Ni - 22:40, 01/10/2023
Trong ngày 30/9-1/10, gần 100 nhà báo có mặt tại chân núi thuộc chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 22:32, 01/10/2023
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - Tào Đạt - 18:02, 01/10/2023
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 09:41, 01/10/2023
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.