Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dzèng – Nghề dệt truyền thống của dân tộc Tà Ôi

PV - 08:33, 05/01/2022

Là huyện vùng cao nằm dọc biên giới Việt - Lào, A Lưới được xem là chiếc nôi không gian văn hóa dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Và cũng trên mảnh đất này, bao đời nay đồng bào dân tộc Tà Ôi vẫn bền bỉ, giữ gìn nghề dệt Dzèng truyền thống của mình.

Những tấm Dzèng truyền thống của dân tộc Tà Ôi được giới thiệu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Những tấm Dzèng truyền thống của dân tộc Tà Ôi được giới thiệu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đi qua bao thăng trầm của lịch sử, nhất là những năm tháng chiến tranh, nhiều nét văn hóa, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tà Ôi đã bị tàn phá, mai một. Có những điều chỉ còn là ký ức một thời trong tâm tưởng của các già làng. Thế nhưng bằng một sức mạnh nào đó, nghề dệt Dzèng không bị mất đi mà còn trở nên gần gũi hơn trong đời sống hôm nay của người Tà Ôi và trở thành một báu vật vô giá trong cộng đồng mỗi buôn làng.

Những thiếu nữ dân tộc Tà Ôi tỉ mẩn ngồi dệt những tấm Dzèng
Những thiếu nữ dân tộc Tà Ôi tỉ mẩn ngồi dệt những tấm Dzèng

Đối với đồng bào dân tộc Tà Ôi, con gái đến tuổi đôi mươi đều phải biết dệt những tấm Dzèng truyền thống của dân tộc mình. Mỗi tấm Dzèng lại là một hiện vật phản ánh sâu sắc nhất tâm hồn của người con gái, bởi trong đó chứa đựng cả những tình cảm yêu thương và khát khao về niềm hạnh phúc đôi lứa. Xuất phát từ quan niệm đó mà những sản phầm đầu đời thường sẽ trở thành món quà tặng cho gia đình nhà chồng như là của hồi môn đặc biệt.

Mỗi tấm Dzèng lại là một hiện vật phản ánh sâu sắc nhất tâm hồn người làm ra nó
Mỗi tấm Dzèng lại là một hiện vật phản ánh sâu sắc nhất tâm hồn người làm ra nó

Nhiều người người Tà Ôi vẫn thường kể, đất nước mình rộng lắm, con chim bay cũng không hết được, con gió bay cũng không hết được, người Kinh, người Thượng, người Ba Na, người Ê Đê, người Xê Đăng, người Tà Ôi… đều là anh em một nhà! Còn con gái Tà Ôi thì không chỉ biết làm rẫy giỏi, biết dệt Dzèng mà còn xinh như hoa rừng trên dãy núi Trường Sơn.

Tỉ mẩn đính từng hạt cườm để tạo hoa văn trên tấm Dzèng
Tỉ mẩn đính từng hạt cườm để tạo hoa văn trên tấm Dzèng

Chất liệu của vải Dzèng được quy tụ từ cây bông sợi, cây râm, củ nâu, cây đằng đằng là những nguyên liệu chính dệt nên những tấm Dzèng độc đáo của người dân tộc Tà Ôi.

Sau 5 tháng chăm chút cho cây bông, đến kỳ thu hoạch đem bông về phơi cho khô khén. Bông sau khi kéo thành sợi sẽ được mang đi nhuộm. Nhuộm sợi là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng nhất, đến nay tại các bản làng khi thực hiện khâu này người Tà Ôi vẫn phải tuân thủ theo những kiêng kỵ nhất định. Đặc biệt ở công đoạn này phải là những người phụ nữ cao tuổi mát tay mới làm ra được những sản phẩm đẹp.

Người thợ có thể sáng tạo các mẫu hoa văn tùy thích mà không bị bó bộc trong khuân mẫu nào cả
Người thợ có thể sáng tạo các mẫu hoa văn tùy thích mà không bị bó bộc trong khuân mẫu nào cả

Các sắc màu thường thấy trên trang phục của người Tà Ôi thường là xanh, đỏ, đen, vàng và tím cộng với sự chấm phá của những hạt cườm màu trắng. Trên mỗi bộ trang phục thổ cẩm đã toát lên vẻ lung linh hài hòa. Các loại màu nhuộm sợi được người dân khai thác từ những loại lá, vỏ, rễ cây từ núi rừng nên những gam màu họ làm ra tươi trầm không chói như những loại màu công nghiệp thường thấy của cuộc sống hiện đại. Không chỉ là sự hài hòa về mặt hình thức, sợi bông nhuộm từ những màu tự nhiên rất được ưa chuộng bởi màu bền, ít phai, sợi bông mặc rất ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

Đã có những thời điểm nghề dệt Dzèng bị mai một
Đã có những thời điểm nghề dệt Dzèng bị mai một

Khi chuẩn bị đầy đủ sợi, trước khi dệt phải dàn sợi, một công việc tỉ mỉ phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ dệt. Tùy từng loại trang phục mà người thợ dệt có cách dàn sợi và tạo hoa văn khác nhau. Hoa văn trên sản phẩm dệt của người Tà Ôi được chia theo các chủ đề như chủ đề động vật, thực vật thiên nhiên và đồ vật. Mỗi một chủ đề đều có những cách thể hiện riêng và trong qua trình làm người thợ có thể sáng tạo tùy thích mà không bị bó bộc trong khuân mẫu nào cả.  

Ngày hôm nay với sự nỗ lực của đồng bào dân tộc Tà Ôi nghề dệt Dzèng đang dần tìm được chỗ đứng và vị thế vốn có của mình
Ngày hôm nay với sự nỗ lực của đồng bào dân tộc Tà Ôi nghề dệt Dzèng đang dần tìm được chỗ đứng và vị thế vốn có của mình

Giống như những ngành nghề thủ công khác, những năm cuối của thể kỷ XX, trước sức ép của nền kinh tế thị trường nghề dệt Dzèng đã gặp không ít khó khăn và thử thách, bởi sự xuất hiện ồ ạt của những sản phẩm may mặc được nhập khẩu từ nước ngoài. Chỗ đứng của nghề dệt Dzèng trong đời sống văn hóa của người Tà Ôi tưởng chừng sẽ mai một và có thể mất hẳn!

Trang phục của già làng người Tà Ôi
Trang phục của già làng người Tà Ôi

Nhưng với các giá trị mà nghề dệt Dzèng mang lại như: Giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị tâm linh, giá trị di sản văn hóa dân tộc, giá trị mỹ thuật, ngày 21.11.2016, nghề dệt Dzèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi đã được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghi thứ dâng Dzèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Nghi thứ dâng Dzèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Kể từ đó tới nay với chủ trương khôi phục, phát huy các làng nghề truyền thống, dệt Dzèng là một trong những nghề truyền thống đặc sắc được giới thiệu thường xuyên tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế và quảng bá tới khách du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 2 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 3 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 3 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.