Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người "giữ lửa" nghề truyền thống ở làng Phung

Thùy Dung - 12:26, 10/10/2021

Thời gian qua, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm truyền thống vốn đã gặp khó khăn do phải cạnh tranh với các sản phẩm vải dệt công nghiệp, nay lại càng khó hơn khi có dịch bệnh Covid-19. Trong điều kiện khó khăn đó, có những người thợ vẫn kiên trì “giữ lửa” nghề truyền thống. Chị Pel (dân tộc Gia Rai, Chủ nhiệm CLB dệt thổ cẩm ở làng Phung (xã Biển Hồ, TP.Pleiku, Gia Lai) là một tấm gương như thế.

Chị Pel (bên trái) và chị Dui đang giới thiệu về về bộ váy áo truyền thống của người Gia Rai
Chị Pel (bên trái) và chị Dui đang giới thiệu về về bộ váy áo truyền thống của người Gia Rai

Hơn nửa đời người gắn bó với khung cửi

Trong căn nhà nhỏ của mình ở giữa làng Phung, chị Pel dành riêng một góc nhỏ để trưng bày các sản phẩm nghề dệt thủ công truyền thống. Một chiếc tủ kính chị dùng để xếp các bộ trang phục như váy, áo, khố,… và những phụ kiện nhỏ như túi xách, hộp kính và túi bút để khách hàng tiện lựa chọn. Phía trong, chị tận dụng không gian xung quanh nhà để treo từng tấm vải thổ cẩm với màu sắc bắt mắt và một chiếc máy may phục vụ cho việc may trang phục.

Nói về cái duyên gắn bó với nghề dệt truyền thống, chị Pel bộc bạch, nghề dệt của người Gia Rai thường do mẹ truyền dạy cho con gái trong nhà. Cũng như bao đứa trẻ cùng trang lứa, hơn 10 tuổi, chị đã được mẹ truyền cho tình yêu với sợi chỉ, khung dệt. Khi lớn lên, chị học hỏi thêm những người lớn tuổi những bí quyết riêng để dệt được những tấm thổ cẩm đẹp từ cách phối màu đến trang trí hoa văn, tạo nên những bộ trang phục tinh tế, bắt mắt.

“Họa tiết trên trang phục là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định bộ trang phục đẹp hay xấu. Họa tiết càng cầu kì, mất nhiều thời gian sáng tạo thì giá trị bộ trang phục càng cao. Ngoài việc dệt họa tiết, hoa văn, để thiết kế thành những bộ trang phục bằng thổ cẩm cũng mất rất nhiều công đoạn. Vì vậy, giá thành mỗi bộ trang phục cũng khá cao (từ 600.000-1.700.000 ngàn đồng/bộ”, chị Pel cho biết.

Khách hàng xem, lựa chọn sản phẩm thổ cẩm của Chị Pel
Khách hàng xem, lựa chọn sản phẩm thổ cẩm của Chị Pel

Nhờ có tay nghề cao, các sản phẩm dệt của chị Pel đã được nhiều người trong làng và người dân các huyện lân cận như Chư Sê, Ayun Pa,… đến tìm mua. “Thường vào tháng 11, 12 sẽ bán được nhiều trang phục thổ cẩm nhất. Lúc này, người dân đã thu hoạch xong nên có thời gian và tiền đi sắm đồ”, chị Pel kể.

Nỗi lo mai một nghề truyền thống

Vừa giỏi nghề lại nhiệt tình, xông xáo, năng nổ, chị Pel đã tập hợp chị em trong làng thành lập “CLB dệt thổ cẩm làng Phung”. Hơn 20 năm nay, với vai trò Chủ nhiệm CLB dệt thổ cẩm, chị Pel luôn hết lòng hướng dẫn, chỉ dạy cho chị em nâng cao tay nghề và tìm đầu ra cho các sản phẩm dệt.

“Đối với những chị em muốn tham gia vào CLB dệt thổ cẩm để học nghề dệt, mình đều chỉ dạy tận tình. Khi có khách đặt hàng số lượng lớn, mình chia đều cho các chị em cùng làm để có thêm thu nhập, trang trải cho sinh hoạt gia đình”, chị Pel bộc bạch.

Tuy nhiên, 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covd-19, đầu ra cho sản phẩm dệt thổ cẩm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các thành viên trong CLB cũng “rơi rụng” dần. Những ngày đầu mới thành lập, CLB có tới 52 thành viên chính thức, nhưng nay chỉ còn 20 thành viên.

Theo lời chị Pel,  “Một số người có tay nghề không còn mặn mà với nghề dệt vì khó khăn về đầu ra. Để làm ra sản phẩm thổ cẩm mất rất nhiều thời gian, trong khi giá mua nguyên liệu khá cao, sản phẩm làm ra không bán được sẽ khó quay vòng vốn. Bản thân tôi vẫn miệt mài giữ nghề nhưng nhiều chị em thì không có được sự đam mê và kiên nhẫn như vậy. Vì vậy, tôi rất lo nghề dệt của làng sẽ bị mai một”, chị Pel bộc bạch.

Trăn trở lớn nhất đối với các thành viên trong CLB dệt thổ cẩm làng Phung là khó tìm được đầu ra cho các sản phẩm
Trăn trở lớn nhất đối với các thành viên trong CLB dệt thổ cẩm làng Phung là khó tìm được đầu ra cho các sản phẩm

Bà Đinh Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Biển Hồ cho biết: Hiện nay, UBND xã đã có những giải pháp để phát triển du lịch tại địa phương. Qua đó, xây dựng các mô hình làng văn hóa du lịch tại 2 làng đồng bào DTTS sinh sống với mục đích phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc như trang phục, cồng chiêng, múa xoang… Từ đó, giúp người dân giới thiệu được văn hóa đến với du khách, đồng thời đưa các sản phẩm như dệt thổ cẩm, đan lát, rượu ghè,… ra thị trường nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống và tạo động lực cho các nghệ nhân giữ gìn các nghề truyền thống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

Bằng tinh thần sáng tạo, thanh niên vùng đồng bào DTTS đã tận dụng các nền tảng không gian số để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, các di sản… Họ chính là những tuyên truyền viên tích cực, “truyền lửa” tình yêu di sản, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 12 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Kinh tế - Hoàng Minh - 35 phút trước
Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng

Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng "cát tặc"

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng khai thác cát trái phép.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 2 giờ trước
Bằng tinh thần sáng tạo, thanh niên vùng đồng bào DTTS đã tận dụng các nền tảng không gian số để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, các di sản… Họ chính là những tuyên truyền viên tích cực, “truyền lửa” tình yêu di sản, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 2 giờ trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 2 giờ trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Trang địa phương - Tào Đạt - Lê Khoa - 3 giờ trước
Ngày 4/4, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Minh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Giao Long, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bến Tre, thông tin, khi hoạt động trên biển, một tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang bị phá nước chìm, trên tàu lúc đó có 3 người. Đơn vị đã triển khai lực lượng, phương tiện ra biển ứng cứu kịp thời.
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Tiến Vinh - 3 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Kinh tế - Tào Đạt - 3 giờ trước
Cụm công nghiệp Xây Đá B tại huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) rộng 54 ha, có vốn đầu tư hạ tầng gần 900 tỷ đồng, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.