Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồi sinh thổ cẩm làng Kép

Tiêu Dao - Lê Ngọc - 10:44, 25/08/2021

Sau một thời gian dài tưởng như đã đi vào quên lãng, vài năm gần đây, thổ cẩm của làng làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã hồi sinh trở lại. Các sản phẩm thổ cẩm đang dần có mặt trên thị trường, mang lại thu nhập cho những phụ nữ của làng, và lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cho những thế hệ sau.

Chị em phụ nữ xã Ia Mơ Nông tham gia CLB dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm ở xã Ia Mơ Nông một thời hầu như đã bị lãng quên

Đánh thức nghề dệt truyền thống

Bà Rơ Châm Mir (69 tuổi), thành viên Câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông ngồi bên khung cửi hướng dẫn cho mấy đứa trẻ Gia Rai cách dệt thổ cẩm, thỉnh thoảng bà lại xoa đầu khen các cháu học nhanh, làm giỏi quá!

Người làng Kép 2 này và cả những người làng xung quanh chẳng ai nhớ nghề dệt thổ cẩm có từ khi nào. Bà Rơ Châm Mir cũng vậy. Từ khi còn nhỏ xíu, bà đã thấy các bà, các mẹ, các dì dệt vải mọi lúc, mọi nơi… Rồi bà được truyền dạy cho từng nét hoa văn, từng cách bện chỉ, se sợi. Những tấm thổ cẩm cứ thế lần lượt hoàn thành qua tay bà, đưa tới cho những người làng sử dụng, ai cũng xuýt xoa khen đẹp.

Bà Rơ Châm Mir bảo, theo thời gian và những biến thiên của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của bà con nơi đây đã bị mai một rất nhiều. Nhiều khung cửi ngày xưa đã bị hư hỏng, hoặc được bà con cất giữ lâu ngày mối mọt không dùng được nữa. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu đặc trưng để dệt thổ cẩm của người Gia Rai bây giờ không còn nữa. Ngày xưa, để có tấm thổ cẩm, đồng bào phải tận dụng bãi bồi ven sông, trồng cây vải lấy bông se sợi, rồi vào núi tìm rễ cây nhiều màu về nhuộm vải. Còn bây giờ, cây bông vải đã nhường chỗ cho một số loại cây như mì, bắp, đậu, mía. Bà con muốn dệt vải phải mua sợi, mà sợi công nghiệp thì dệt thổ cẩm không đẹp, không bền màu, điều đó khiến cho các thợ dệt gặp nhiều khó khăn khi muốn bảo tồn nghề truyền thống.

Để dệt hoàn thành một tấm vải thổ cẩm khổ lớn với hoa văn phức tạp có thể mất tới 1 tháng
Để dệt hoàn thành một tấm vải thổ cẩm khổ lớn với hoa văn phức tạp có thể mất tới 1 tháng

Nghề dệt của làng Kép 2 có được như ngày hôm nay là nhờ vào sự góp sức của bà con trong buôn, nhưng người khởi xướng lại là một người phụ nữ từ nơi khác đến, đó là chị H’uyên Niê, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Mơ Nông. Chị H’uyên Niê vốn không phải là người của làng Kép 2. Chị ở bên Đăk Lăk, nhưng những ngày theo học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ngoài Hà Nội, chị gặp và kết duyên với một bác sĩ, là người con của làng Kép. Sau khi học xong, chị H’uyên Niê tham gia vào Đoàn Ca múa nhạc Đam San ở TP. Pleiku. Nhưng rồi chị lại theo chồng về làng, sau đó tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội, chị được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Mơ Nông.

Mang thổ cẩm vào du lịch cộng đồng

Từ ngày làm công tác phụ nữ, chị H’uyên Niê đi khắp các buôn làng trong xã. Chị để ý thấy vẫn có nhiều người tranh thủ dệt thổ cẩm lúc nông nhàn, nhưng vì không có đầu ra, lại thiếu sự liên kết nên sản phẩm chủ yếu chỉ để sử dụng trong gia đình. Quá trình đô thị hóa, nhiều sản phẩm dệt may công nghiệp có mặt trên thị trường thì hình ảnh những người phụ nữ Gia Rai dệt vải thổ cẩm cũng thưa vắng dần. Nhìn thấy nguy cơ mai một nghề truyền thống của dân tộc, cuối năm 2018, chị H’uyên Niê và một số chị em trong xã đã cùng nhau vận động những phụ nữ biết dệt vải để thành lập CLB dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông. Chị H’uyên Niê đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm HTX.

Nghề dệt thổ cẩm của người Gia Rai tại xã Ia Mơ Nông đã phục hồi, phát triển
Nghề dệt thổ cẩm của người Gia Rai tại xã Ia Mơ Nông đã phục hồi, phát triển

Chị H’uyên Niê chia sẻ: “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào vẫn còn ở làng này, cứ từ mờ sáng là chị em phụ nữ đã dậy để ngồi vào khung cửi. Mình mong muốn chị em phụ nữ trong làng làm sản phẩm ra để bán được, nên mình đã đề xuất ý tưởng thành lập CLB thổ cẩm nhằm hỗ trợ cho bà con!”. Đề xuất của chị H’uyên Niê đã nhanh chóng được chính quyền các cấp đồng ý, tạo điều kiện để hoạt động.

Sau gần 2 năm thành lập, đến nay CLB đã có hơn 30 người đăng ký tham gia, độ tuổi từ 19 đến 60. Như chị H’hoan, hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, ngày nào không đụng đến khung cửi là chị cảm thấy như thiếu một thứ gì đó. Những tấm thổ cẩm làm áo choàng, khố, túi xách, váy được chị dệt một cách cẩn thận, tỉ mỉ đến từng họa tiết. Sản phẩm chị H’hoan làm ra không chỉ phục vụ trong gia đình mà còn bán ra ngoài để gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Chị H’uyên Niê chia sẻ, vì thổ cẩm là mặt hàng rất khó tiêu thụ nên nhiều người trong làng Kép 2 dệt xong thổ cẩm lại phải mang tới từng bản làng để chào bán. Ban ngày mọi người đi làm nương nên chỉ tranh thủ đi bán vào buổi tối. Nhiều hôm đi bán ở buôn xa, chị em đi từ đầu tối đến khi trời sáng mới trở về tới nhà, vất vả vô cùng. Sản phẩm thổ cẩm truyền thống giá thành  khá cao do dệt thủ công hoàn toàn. Mỗi tấm vải  thổ cẩm khổ lớn với hoa văn phức tạp có thể mất tới 1 tháng để hoàn thành, giá bán ra khoảng 1,5 triệu đồng/tấm.

Những sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ xã Ia Mơ Nông
Những sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ xã Ia Mơ Nông

Để tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm, các thành viên trong CLB cùng chính quyền các cấp đã đưa ra ý tưởng khôi phục nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng, đồng thời giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn. “Khi du khách đến đây, chúng tôi sẽ giúp du khách trải nghiệm việc dệt thổ cẩm để hiểu thêm về nghề truyền thống của phụ nữ Gia Rai. Bên cạnh đó, chúng tôi làm ra những sản phẩm lưu niệm du lịch nhỏ gọn bằng thổ cẩm như túi, mũ, ví cầm tay, giỏ, đồ trang sức…để bán cho du khách làm quà. Chỉ mong hết sao hết dịch Covid-19 để thị trường du lịch phục hồi trở lại, lúc đó chúng tôi mới bán được nhiều sản phẩm thổ cẩm cho du khách đến tham quan”, Chị H’uyên Niê chia sẻ.

Chia sẻ với chúng tôi, chị H’uyên Niê cho biết, trong năm 2021, CLB thổ cẩm sẽ vận động các thành viên, người dân trồng bông lấy sợi, để sợi tơ mềm mại có độ đàn hồi chịu nhiệt tốt và đúng chất thổ cẩm hơn. Cùng với đó, sẽ kiến nghị chính quyền địa phương xây dựng một không gian trưng bày sản phẩm, dệt những sản phẩm lưu niệm để đưa đi giới thiệu tại các trung tâm thương mại, các kênh xúc tiến thương mại và tạo ra sản phẩm du lịch mới. Ðồng thời, kết hợp du lịch trải nghiệm dệt thổ cẩm, vừa gìn giữ văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.