Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, bác sĩ Đinh Thị Ly (dân tộc Hrê), khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản-Nhi, Trung tâm Y tế huyện Minh Long (Quảng Ngãi) đã không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người thầy thuốc vừa có tâm vừa có tài.
Sinh ra và lớn lên ở miền “gạo trắng nước trong” chàng trai người Hoa, Khưu Tấn Bửu, hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Sáng tạo” của Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Cần Thơ, luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn một tình yêu lớn lao với "hạt ngọc" quê mình. Niềm khao khát đưa cảnh đẹp quê hương đến gần hơn với những người yêu hội họa và nâng tầng giá trị hạt gạo Việt, chàng thanh niên trẻ quyết định khởi nghiệp với thể loại tranh gạo.
Đó là một trong những việc làm theo Bác hằng ngày của ông Lò Văn Chiến, dân tộc Giáy, 81 năm tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, ở bản Tả Sin Chải, phường Đông Phong, TP. Lai Châu (Lai Châu). Bởi với ông, việc mai một, thất truyền bản sắc văn hóa của người Giáy luôn là điều làm ông trăn trở.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhằm góp một phần nhỏ của mình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cựu chiến binh Tòng Trung Tiến, sinh năm 1959, dân tộc Thái, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn nghệ dân gian huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để vẽ những bức tranh cổ động, giúp nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch Covid-19.
Đó là Rơ Lan H'Blơn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Đội 9, Công ty 74 thuộc Binh đoàn 15, công nhân khai thác mủ cao su với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động xuất sắc của đơn vị. Đây cũng chính là lý do, chị được mệnh danh là người phụ nữ có "đôi bàn tay vàng".
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, đột phá để triển khai thực hiện; đồng thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dân. Qua đó, góp phần tạo lòng tin cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.
Hơn 20 năm qua, người dân ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), đã quen thuộc với một người đàn ông cần mẫn trên chiếc xe máy cũ, với bộ loa, máy phát rong ruổi khắp các nẻo đường để thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động. Đặc biệt, những ngày tháng qua, trên chiếc xe của ông còn được trang hoàng cờ và băng rôn với các khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp...; Đó là người cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiêng (sinh năm 1948), ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn.
Nhiệt huyết, hết lòng vì người nghèo, gần 20 năm qua, chị Vi Thị Trung (SN 1969), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) bản Thái Sơn 1, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An đã giúp nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Nhờ đó, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Với vai trò là Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận của làng Rắc (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), anh A Mão, dân tộc Jrai đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của buôn làng.
Là người con dân tộc Mông của xã vùng cao Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai), anh Tráng Seo Sảng, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) xã đã luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giúp đồng bào Mông thoát nghèo bền vững.
Với 40 năm tâm huyết sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người, Tiến sĩ Lò Giàng Páo, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học (Ủy ban Dân tộc) đã có nhiều công trình được công bố, xuất bản, tạo được dấu ấn, tiếng vang trong nước và quốc tế. Ông cũng là vị Tiến sĩ, Nhà dân tộc học đầu tiên của người Lô Lô.
Quyết liệt và sáng tạo trong lao động sản xuất; tự tin đến mức có thể bị đánh giá là ngạo mạn;… Những tố chất đó là niềm kiêu hãnh để phác thảo chân dung nữ doanh nhân Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, người mang trong mình khát vọng vẽ lại bản đồ sữa tươi Việt Nam trên trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Chọn năm nay 67 tuổi, là Chi Hội trưởng Chi hội Người Cao tuổi thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng). Trước đây, bà Chọn đã nhiều năm làm cán bộ phụ nữ thôn nên rất gắn bó với đồng bào Cơ Tu. Tuy không phải là người Cơ Tu, nhưng bà sống chan hòa cùng đồng bào với cái tâm của mình mong sao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng nâng cao.
“Cán bộ nào, phong trào đó”, hơn 16 năm qua, nhờ có vai trò “đầu tàu” của Chi Hội trưởng Phụ nữ Đinh Thị Em mà làng Jun đã trở thành Làng “Phụ nữ kiểu mẫu” của xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.
Nhiều năm qua, ông Chảo Láo Sử, thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời, TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã bỏ công sức và thời gian để truyền dạy miễn phí chữ Nôm Dao cho trẻ em trong thôn, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.
5 năm qua, mỗi tuần 2 buổi, anh Lý Văn Thiểu ở thôn Ngòi Di, xã Yên Thành (huyện Yên Bình, Yên Bái) vẫn cần mẫn chèo lái con thuyền đưa đón học sinh vùng hồ Thác Bà đến trường rồi về nhà. Những chuyến thuyền đong đầy tình yêu thương và trách nhiệm của anh đã giúp con đường đến trường của những đứa trẻ vùng lòng hồ bớt đi gian nan, trắc trở.
Với tấm lòng nhân ái, gần 3 năm qua, chị Phan Thị Ánh Ly, Chủ nhiệm nhóm "Gây quỹ từ thiện vì người nghèo" đã tổ chức nhiều chương trình nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại các xã trên địa bàn huyện Minh Long (tỉnh Quảng Ngãi).
"Mới từ Tết ra đến chừ đã có đến 4 người nhảy cầu Bến Thuỷ tự tử, anh em tui chỉ cứu được 2 người. Cứ nghe tiếng kêu cứu, hoặc tiếng hô có người tự tử là lao đi…". Đó là tâm sự của hai anh em Hoàng Văn Mạnh và Đậu Văn Toàn – những người làm nghề chài lưới trên sông Lam (Nghệ An).
Thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội CCB tỉnh Hậu Giang đã có nhiều việc làm thiết thực trong phát triển kinh tế và chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Thiện nguyện để sẻ chia, chung tay cùng cộng đồng giúp đỡ những những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là giáo dục các em học sinh về lòng nhân ái, sẻ chia. Đó là điều thôi thúc thầy giáo trẻ Nguyễn Quang Đại, Trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) thành lập đội tình nguyện 747 với các tình nguyện viên là học sinh của trường.