Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Người có uy tín giữ bình yên trên vùng đất biên cương Mường Ải

Nguyễn Thanh - CTV - 06:05, 16/11/2022

Không chỉ “đến tận nhà, ra tận rẫy” vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ, sử dụng trái phép, những Người có uy tín ở xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) còn tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ đường biên, cột mốc. Qua đó, phát huy được vai trò của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.


Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải cùng người dân tại địa phương tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải cùng người dân tại địa phương tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc

Cùng Bộ đội vận động Nhân dân giao nộp vũ khí

Đồng bào các DTTS ở xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn vẫn còn tập quán dùng súng để săn bắn thú rừng, bảo vệ mùa màng, nhưng cùng với đó, nhiều hệ lụy đã phát sinh trong quá trình tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trong Nhân dân. Có nhiều vụ sử dụng súng tự chế đi săn thú rừng, đã bắn nhầm người gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc một số người dân sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân dẫn đến thương vong...

Trước tình hình đó, để giữ yên bản làng, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, Người có uy tín Hoa Phò Ngành – dân tộc Khơ Mú, trú tại bản Xốp Lau, xã Mường Ải, đã vào cuộc tuyên truyền, vận động để bà con hiểu được tác hại của việc tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép. Ông Hoa Phò Ngành nói: Thú dữ trong rừng cũng sắp hết, việc bảo vệ mùa màng, nương rẫy đã có Bộ đội Biên phòng (BĐBP), cán bộ xã lo, cho nên dân bản ta cũng không cần cất giữ vũ khí nữa, dân bản ta hãy tự giác giao nộp cho cán bộ đi thôi. Nghe theo lời nói phải, sự phân tích có lý, có tình của ông Hoa Phò Ngành, ngay sau đó, người dân có vũ khí đã tự giác giao nộp cho tổ công tác.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các địa phương và các lực lượng, nhất là đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã phối hợp Đồn Biên phòng Mường Ải tiến hành 12 đợt tuyên truyền, vận động qua các buổi họp dân; tổ chức 21 đợt/46 lượt cán bộ, chiến sĩ đến tận các chòi, rẫy, trang trại biệt lập để tuyên truyền, vận động; tiến hành tuyên truyền lưu động qua hệ thống loa di động được 5 đợt/31 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia.

Nhờ kết hợp chặt chẽ các biện pháp, tranh thủ sự ủng hộ của các già làng, Người có uy tín nên đồng bào đã tự giác giao nộp cho đơn vị được tổng cộng 40 khẩu súng tự chế. Qua tuyên truyền, vận động của những Người có uy tín, đã có 450 hộ dân ký cam kết: “Sẽ không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là sử dụng súng tự chế để săn bắn động vật. Nếu cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, gia đình chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý trước pháp luật”.

Những nỗ lực ấy của Người có uy tín, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải đã góp phần ngăn chặn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn khu vực biên giới, gìn giữ sự bình yên ở các bản làng.

Một góc bản làng xã Mường Ải
Một góc bản làng xã Mường Ải

Tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Chúng tôi có dịp tham gia một chuyến tuần tra đường biên, cột mốc định kỳ do Đồn Biên phòng Mường Ải, BĐBP Nghệ An tổ chức. Lực lượng tuần tra, ngoài cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn có thành viên của tổ tự quản đường biên, cột mốc tại địa phương. Tuổi đã cao, nhưng từ ngày tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc, đảm nhận bảo vệ cột mốc biên giới số 415, già làng Xồng Vả Xô thường xuyên tham gia tuần tra cùng các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng. Ngoài ra, già làng Xồng Vả Xô luôn nhắc nhở con cháu trong bản phải chăm lo bảo vệ biên giới, nếu phát hiện các hành vi vi phạm, nhanh chóng báo với lực lượng Biên phòng để xử lý kịp thời.

Già làng Xồng Vả Xô chia sẻ: Ngày xưa, cột mốc biên giới không được đẹp như thế này, bây giờ được Nhà nước xây dựng đẹp và bề thế hơn. Già cảm thấy tự hào vì được cùng lực lượng BĐBP tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc. Ngày nào sức lực còn, già vẫn cố gắng tham gia đi tuần cùng các con cháu trong bản và BĐBP để bảo vệ nguyên vẹn đường biên, cột mốc.

Đồn Biên phòng Mường Ải quản lý địa bàn 2 xã Mường Ải và Mường Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) với gần 52km đường biên giới, địa hình hiểm trở, bà con hai bên biên giới thường làm nương rẫy ngay sát đường biên. Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò của quần chúng Nhân dân trong bảo vệ biên giới; bà con tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc, tự quản an ninh, trật tự thôn, bản. Từ năm 2006 đến nay, đơn vị đã thành lập và duy trì hoạt động 9 tổ tự quản đường biên, cột mốc và tổ tự quản an ninh, trật tự thôn, bản với gần 60 người tham gia.

Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Típ và người dân bản Ải Khe, xã Mường Ải
Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Típ luôn gần gũi để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

Trung tá Vừ Bá Rê, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Ải cho biết: Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới được thực hiện có hiệu quả. Đơn vị đã tổ chức thành lập các tổ tự quản đường biên, cột mốc, tự quản an ninh trật tự thôn, bản. Thông qua đó, ý thức về chấp hành quy chế biên giới, các quy định của nhân dân, nhất là địa bàn các bản giáp biên giới đã đi vào hoạt động có nền nếp. Người dân đã chủ động cung cấp thông tin về các hành vi như khai thác lâm sản trái phép, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới... Đó là cơ sở để đồn Biên phòng làm công tác đấu tranh ngăn ngừa, răn đe các đối tượng. Trong thành công ấy, vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín là rất lớn và không thể phủ nhận.

Cùng với cung cấp các thông tin có giá trị đến lực lượng chức năng, thành viên các tổ tự quản đường biên, cột mốc cũng đã tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bà con trong bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới. Hoạt động hiệu quả của các tổ tự quản đã góp phần giải quyết các vấn đề nổi cộm trong cuộc sống như nạn trộm cắp, mâu thuẫn giữa các dòng họ trong cộng đồng dân cư..., không để xảy ra mất an ninh, trật tự trên địa bàn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 4 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 4 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 4 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 4 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng kinh nghiệm của bản thân, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Xe khách đang lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ bốc cháy lớn.