Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, người bệnh cần là xe lại hú còi lên đường. Không tính đường dài ngắn, Vinh, Hà Nội, Sài Gòn, Yên Bái, Lai Châu… người bệnh yêu cầu là xe đến đúng địa chỉ. Ấy là xe cứu thương mang tên Giáo xứ Lâm Xuyên - xã Nam Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
Hội đồng xét chọn giải thưởng Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với chủ đề Thầy thuốc trẻ trên mặt trận phòng chống đại dịch COVID-19 vừa bầu chọn 10 gương mặt trẻ thầy thuốc Việt Nam tiêu biểu.
Huyện Minh Long (Quảng Ngãi) ngày càng khởi sắc. Có được điều này là nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và người dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đáng ghi nhận là tấm lòng vàng của các già làng, khi đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng quê hương.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 vừa chính thức công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu nhất trên các lĩnh vực.
Sáng 3/3, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình vinh danh phụ nữ quân đội tiêu biểu giai đoạn 2012 - 2022 với chủ đề "Hành trình trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng cống hiến".
Tối 2/3, Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt thủ đô tiêu biểu năm 2021 trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng - an ninh; thể dục thể thao; văn hóa nghệ thuật và tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Từ chỗ tiên phong vay vốn làm kinh tế, đến “cầm tay chỉ việc” cho bà con đào kênh dẫn nước, khai hoang ruộng nương trồng lúa hai vụ, phát triển chăn nuôi đại gia súc, đồng lòng xây dựng nếp sống văn hóa… Bí thư Chi bộ, Người có uy tín Quàng Văn Nhí ở bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên (Điện Biên) luôn chiếm trọn lòng tin yêu của Nhân dân.
Bằng sự nhiệt huyết và tấm lòng của một người con dành cho buôn làng, những năm qua, bác sĩ Phạm Văn Đinh, công tác tại Trạm Y tế xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã không ngại khó khăn, bám trụ chữa bệnh, đồng hành cùng người dân những lúc nguy nan nhất.
Được Cấp ủy, đảng viên và Nhân dân tin tưởng, tín nhiệm, ông Hà Văn Phượng liên tục được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Cao, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) . Suốt 30 năm qua, ông luôn nỗ lực thể hiện vai trò trách nhiệm, tận tụy với công việc, có nhiều đóng góp quan trọng trong phong trào giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tận dụng tiềm năng phát triển các sản phẩm từ nông nghiệp sẵn có của địa phương, cùng với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, chàng trai dân tộc Mường Bùi Thanh Sơn (sinh năm 1985), Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Kim Bôi (Hòa Bình), đã sản xuất thành công sản phẩm dưa chuột Nhật, đồng thời tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động.
Già Yơk 71 tuổi, làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) là Người có uy tín, có vai trò quan trọng đối với đồng bào Ba Na tại địa phương. Những năm qua, già Yơk không những đi đầu trong làm kinh tế, mà còn hướng dẫn dân làng cùng làm theo và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Câu chuyện về cô gái Vừ Y Dở, trở thành nữ đảng viên người Mông đầu tiên, rồi thành nữ Bí thư Chi bộ bản đầu tiên của xã Lưu Kiền, huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã cuốn hút tôi. Nhiều người nhắc đến chị như một tấm gương cho phụ nữ ở vùng cao. Còn tôi thì cứ mãi đeo đuổi một suy nghĩ: Cái lưng của người phụ nữ Mông sẽ không chỉ gùi ngô, gùi lúa, mà còn “gùi” cả chủ trương, chính sách của Đảng về với bản làng.
Hơn 10 năm gắn bó với giáo dục vùng cao tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), cô giáo Hà Thị Chướng, dân tộc Tày đã có nhiều đóng góp trong việc “gieo” tri thức, thắp sáng ước mơ cho các thế hệ học sinh vùng DTTS. Năm 2021, cô là 1 trong 191 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tuyên dương, khen thưởng nhân dịp Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2015, ông Lưu Chí Mười đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Bằng sự nhiệt huyết trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như gắn bó cùng bà con, nên ông Mười thu hút được sự tham gia của nông dân vào tổ chức Hội. Từ đó, nhiều mô hình trợ giúp nhau trong nông dân đã được hình thành, duy trì thường xuyên, rồi trở thành chỗ dựa cho bà con.
Nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu, hiện là chủ nhân của khối tài sản “khủng” là hàng nghìn bức ảnh về hơn 500 loài chim quý của Việt Nam. Ảnh của ông, không chỉ khiến người xem trầm trồ trước vẻ đẹp của các loài chim mà còn mang những thông điệp về bảo vệ thiên nhiên trước nguy cơ xâm hại của con người.
Nhiều năm liền được công nhận là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, anh Hồ Văn Cường, dân tộc Bru Vân Kiều, ở thôn Cheng, là tấm gương cho hội viên nông dân xã Hướng Phùng nói chung, nông dân các DTTS nói riêng tại địa phương noi gương học tập.
Từ một chàng trai nói ngọng, diễn đạt sai chính tả, Điểu Vượt (SN 1998), dân tộc Mnông, ở bon Bu Ndrông A, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã vượt qua chính mình, trở thành người diễn thuyết được yêu thích nhất trong một cuộc thi của Liên hợp quốc. Với tài diễn thuyết, khả năng hùng biện sắc sảo, Điểu Vượt truyền cảm hứng cho hàng nghìn thanh thiếu niên, học sinh, phụ huynh khắp cả nước.
Nhận thấy tiềm năng phát triển từ nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, cùng với mong muốn tạo sinh kế, phát triển đời sống, mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cô gái trẻ Lưu Thị Hòa (sinh năm 1993), dân tộc Cờ Lao quyết tâm khởi nghiệp và thành công với dự án nông nghiệp sạch.
“Không thể đi làm thuê mãi được”. Ý nghĩ ấy đã luôn vang vọng trong tâm thức và rồi… thôi thúc chàng trai trẻ Nguyễn Bình Nguyên (SN 1993), một người con của Hà Giang quyết tâm trở về nuôi chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ từ nhỏ, giấu gia đình để thi đại học, vượt qua khó khăn vất vả trên con đường học tập, giờ đây cô gái Giàng Thị Mỷ, dân tộc Mông, ở thôn Tìa Chớ, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã chính thức trở thành tân sinh viên trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên.