Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Sức trẻ vùng cao xứ Thanh "mở" những công trình

Quỳnh Trâm - 21:11, 02/03/2023

Với vai trò xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, Đoàn thanh niên ở các huyện miền núi Thanh Hóa đã có đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các bản làng miền núi khó khăn.

Đoàn thanh niên huyện vùng cao Quan Sơn chung tay xây dựng nông thôn mới
Đoàn thanh niên huyện vùng cao Quan Sơn chung tay xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2022, thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Thanh Hóa chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM), các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM trong lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và Nhân dân. Từ đó, làm thay đổi nhận thức, giúp đông đảo ĐVTN tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào gắn với xây dựng NTM tại địa phương, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Dấu ấn của thanh niên, thể hiện rõ trên các cung đường miền núi huyện biên giới Mường Lát. Những năm trước, các trục đường nội bản ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu  gồ ghề đất đá, mưa xuống thì trơn trượt, rất khó đi. Việc vận chuyển vật liệu để xây dựng các tuyến đường này cũng vô cùng vất vả. Thế nhưng, với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, các ĐVTN trong xã, đã chủ động đề xuất đảm nhận thi công công trình này.

Đoàn viên thanh niên huyện biên giới Mường Lát tham gia làm đường giao thông
Đoàn viên thanh niên huyện biên giới Mường Lát tham gia làm đường giao thông

Anh Lò Văn Bun, Bí thư Đoàn xã Quang Chiểu cho biết: Sau khi được Nhà nước hỗ trợ xi măng, Đoàn xã đã vận động Nhân dân đóng góp ngày công, mở rộng mặt đường, vận chuyển vật liệu, cùng với ĐVTN trong xã tiến hành làm đường. Con đường hoàn thành giúp cho bà con trong bản đi lại thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế, góp phần thực hiện Chương trình Xây dựng NTM tại địa phương.

Theo anh Lầu Văn Phía, Bí thư Huyện đoàn Mường Lát, năm 2022, Huyện đoàn đã tổ chức đồng loạt ra quân, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên thu hút trên 6.300 lượt người tham gia. Trong đó, có 2 công trình thanh niên cấp huyện, 5 công trình phần việc cấp cơ sở; làm mới và tu sửa hơn 34 km đường giao thông liên thôn, nội đồng; tổ chức hơn 230 hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, thu hút trên 2.800 lượt ĐVTN tham gia.

Huyện đoàn cũng chỉ đạo các cơ sở đoàn, hội trong toàn huyện tổ chức ra quân, với nhiều hoạt động thiết thực, như: vệ sinh môi trường các thôn, bản, khu phố, cổng trường, cơ quan, đơn vị, vận động thanh, thiếu nhi tích cực tham gia trồng, chăm sóc xây xanh, bảo vệ rừng, duy trì tốt các hoạt động “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chương trình tình nguyện mùa Đông”...

Công trình cầu dân sinh tại Quan Sơn do đoàn thanh niên huyện Quan Sơn đóng góp, kêu gọi các nhà tài trợ xây dựng giúp dân
Công trình cầu dân sinh tại Quan Sơn do đoàn thanh niên huyện Quan Sơn đóng góp, kêu gọi các nhà tài trợ xây dựng giúp dân

Tại huyện Quan Sơn, với khẩu hiệu “Ðâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những năm qua, tuổi trẻ huyện vùng cao Quan Sơn luôn là lực lượng tiên phong, xung kích trong các hoạt động cộng đồng, xây dựng NTM, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn. Bằng tinh thần ấy và thông qua các hành động cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, các thế hệ thanh niên đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trên khắp các bản làng vùng sâu, vùng xa của huyện.

Các cấp bộ đoàn trong huyện Quan Sơn đã triển khai đăng ký, với trên 50 công trình phần việc, thu hút 5.000 lượt cán bộ, ĐVTN tham gia, tổng trị giá ước tính trên 2 tỷ đồng; tu sửa, làm mới đường giao thông liên thôn bản; cải tạo vườn tạp; tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, duy trì và nhân rộng các mô hình “Cột điện nở hoa”, “Vườn hoa thanh niên”, “Hàng cây thanh niên”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”; Câu lạc bộ thanh niên bảo vệ mội trường, thu gom rác thải”... Tổng nguồn kinh phí cho triển khai các hoạt động ước tính trên 1 tỷ đồng.

Có thể thấy, các phong trào tình nguyện của tuổi trẻ Thanh Hóa trong những năm qua, luôn đồng hành cùng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương, đặc biệt các vùng miền núi.

Hoạt động của tuổi trẻ với nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới theo hướng thiết thực, rõ việc, sát với nhu cầu thực tiễn... nổi bật nhất là thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng đường, trường, trạm ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn...

Ngoài ra, ĐVTN Thanh Hóa duy trì hoạt động hiệu quả 3.851 mô hình, câu lạc bộ thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự đô thị, 305 tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã được nhân rộng, như: “Con đường bích họa”, “Vườn hoa thanh niên”, “Đường hoa thanh niên”, “Cột điện nở hoa”...Từ những hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Thanh Hóa, góp phần nhân lên những việc làm tốt, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân địa phương.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2022, tuổi trẻ Thanh Hóa đã tham gia cải tạo, tu sửa mở rộng và làm mới 428 km đường giao thông nông thôn; 532 chuồng trại được hỗ trợ di chuyển; 321 nhà tiêu hợp vệ sinh, 122 bể nước sạch được hỗ trợ xây dựng mới. Toàn tỉnh hiện có 6.395 mô hình đường cây thanh niên, tuyến đường kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, câu lạc bộ thu gom rác thải. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Hơn 30 năm qua, rừng giáng hương ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) được bảo vệ an toàn, là “thánh địa" bất khả xâm phạm, trở thành niềm tự hào của dân làng Grôn. Kết quả này có sự góp sức quan trọng của người gác rừng Rơ Mah Lel (64 tuổi, ở làng Lung Prông, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã cùng dân làng quyết tâm bảo vệ rừng giáng hương.
Tin nổi bật trang chủ
Cấp đất ở, đất sản xuất - Động lực mới để đồng bào DTTS ở Quảng Trị thay đổi cuộc sống

Cấp đất ở, đất sản xuất - Động lực mới để đồng bào DTTS ở Quảng Trị thay đổi cuộc sống

Dự án 1 về "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã mở ra hướng giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Trị.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 2 phút trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 19 phút trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Xã hội - Thúy Hồng - 35 phút trước
Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 2/10, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Sống khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, các bé sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt về bộ phận nhạy cảm cũng như tâm sinh lý. Dấu hiệu trẻ dậy thì đối với các bé tương đối dễ nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BDT - 3 giờ trước
Ngày 2/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 8. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 2/10/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi viết tìm hiểu về Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (8/10/1963 - 8/10/2023).
Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Kinh tế - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Chúng tôi đến A Vao (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) vào một buổi chiều Thu. Bắt gặp ở đây một màu xanh bạt ngàn của những đồi sắn, chuối; những con đường bê tông phẳng phiêu chạy đến từng thôn xóm... Sức sống mới đang hiển hiện trên vùng biên viễn vốn nhiều khó khăn cách trở ngày nào.
Sức bật Sông Mã

Sức bật Sông Mã

Xã hội - Nguyễn Vũ Điền - 4 giờ trước
Hôm nay, khi trở lại huyện Sông Mã, tôi thực sự ngỡ ngàng bởi những gì hiện lên trước mắt. Một Sông Mã năng động, trẻ trung và ngời ngời sức sống. Con đường từ TP. Sơn La vào huyện được mở rộng, mặt đường được trải nhựa phẳng lỳ. Chuyến xe vào huyện cho tôi cảm giác như đang đi trên những con đường giữa trung du Bắc bộ.
Vườn tái chế rác thải NNC - Thông điệp ý nghĩa từ những người khuyết tật

Vườn tái chế rác thải NNC - Thông điệp ý nghĩa từ những người khuyết tật

Xã hội - T.Nhân-T.Quỳnh - 4 giờ trước
Vườn tái chế rác thải NNC, do bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Chi hội trưởng Chi hội khuyết tật Nguyễn Nga lập nên từ năm 2021, tại thôn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn (Bình Định). Nơi đây, được xem như là mái nhà thứ hai của những người khuyết tật và họ được thoả sức sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo, hữu ích. Nhờ đó, họ cảm thấy được tiếp thêm động lực sống, bớt tự ti với những khuyết tật mà mình đang mang. Đặc biệt, công việc của họ góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.