Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người của biển

Việt Thắng - Khánh An - 10:04, 07/03/2023

Đang là cán bộ đoàn, tiếp tục học lên để lọt vào danh sách quy hoạch cán bộ xã, anh Phan Văn Hải ở xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) lại quyết định "rẽ sóng" sang làm thuyền trưởng vươn khơi ra biển lớn.

Anh Phan Văn Hải, người được bà con coi là thuyền trưởng của làng biển
Anh Phan Văn Hải - người được bà con coi là thuyền trưởng của làng biển

"Rẽ sóng" vươn khơi

Học xong lớp 9, Phan Văn Hải cùng cha và các anh lên tàu đi biển. Công việc nặng nhọc cùng với khát vọng học tiếp, năm 1999, lúc đó đã 22 tuổi, Hải bỏ biển để học bằng xong chương trình THPT. Rồi anh được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn xã. Là một cán bộ đoàn năng nổ, có năng lực nên anh được tổ chức bồi dưỡng để quy hoạch làm cán bộ xã. Được tổ chức quan tâm, anh đã thi vào trường Đại học Luật, hệ vừa học vừa làm, với mong muốn nâng cao trình độ cho bản thân để có thể đảm nhiệm công tác được giao sau này.

 Ngày nhập học đã đến, thì Hải quyết định thôi làm cán bộ, “rẽ sóng” về với biển. Anh nói: “Cha tôi già rồi, thấy ông vật lộn với con tàu cũ trong mỗi chuyến ra khơi, tôi lại không cầm nổi lòng mình. Với ông, còn sức là còn bám biển. Tôi quyết định “thừa kế” con tàu cũ của cha mà mưu sinh”.

Con tàu cũ kỹ đó dưới bàn tay miệt mài của Hải, không những nuôi sống gia đình mà còn tạo cho anh một nguồn thu kha khá, để đến năm 2016, Hải trở thành ông chủ của 5 con tàu, trị giá hơn 12 tỷ đồng. Hải không chỉ là thuyền trưởng của đội thuyền nhà mình, mà anh còn được bà con suy tôn là thuyền trưởng của cả làng cá. Chính vì thế mà anh được các ngư dân bầu làm Chủ tịch Hội nghề cá xã Quỳnh Lập.

Lại thêm một sáng kiến nữa của Hải. Do đặc thù nghề cá, thời gian phần lớn đi đánh bắt nên anh đề xuất thành lập Chi bộ nghề cá trên biển. Và anh lại được 15 đảng viên của toàn Chi bộ bầu làm Bí thư. “Chi bộ chúng tôi có 2 nhiệm vụ chính, là tham gia cứu hộ cứu nạn và tìm kiếm ngư trường. Nếu có tai nạn, các đảng viên tiên phong ứng cứu, khi phát hiện được ngư trường tốt thì có trách nhiệm thông báo cho tàu bạn biết để cùng khai thác”, Bí thư Hải cho biết.

Những năm gần đây, do giá dầu lên cao, rất nhiều tàu đã neo nghỉ, lao động không có việc làm, thế nhưng đội tàu của anh Hải vẫn bám biển ngày đêm. Mới hay, người thuyền trưởng này đã có sáng kiến, dùng 1 tàu trong số 5 tàu của anh làm tàu hậu cần, cung cấp nhu yếu phẩm cho các tàu còn lại, và thu gom hải sản về đất liền; tăng thời gian đánh bắt trên biển lên đến 15 ngày, thế là chi phí cho mỗi chuyến đi biển cũng không cao hơn trước bao nhiêu. 25 thuyền viên của anh Hải không một ngày thiếu việc, thu nhập ổn định từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. 

“Nếu mình không cố gắng, không nghĩ cách thì người lao động sẽ mất việc làm, họ phải tự bươn chải tứ xứ, sau này thuận lợi tìm kiếm lại họ rất khó khăn. Nghề nào cũng có lúc thăng trầm, lúc đói cũng như lúc no, mình phải đồng cam cộng khổ với họ. Chúng tôi là anh em mà”, thuyền trưởng Hải vừa giỏi giang, lại vừa rất nghĩa tình.

Đội tàu 5 chiếc của anh Hải vừa cập bờ sau những ngày dài bám biển
Đội tàu 5 chiếc của anh Hải vừa cập bờ sau những ngày dài bám biển

Không xa đâu, Hoàng Sa ơi

Có thể nói trước năm 2014 và trước anh Hải, thì chưa có tàu đánh bắt nào của Nghệ An ra đến Hoàng Sa, mà ngư trường chính là Vịnh Bắc Bộ. Anh kể, trong những lần giao lưu với ngư dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, anh hỏi họ về ngư trường này. Không những nhận ra đây là ngư trường tiềm năng mà trách nhiệm của ngư dân là còn phải khẳng định chủ quyền biển đảo, anh Hải đã cùng với các thuyền viên của mình quyết định giong cờ trực chỉ Hoàng Sa. “Hôm đó, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Nghệ An đến tặng hoa mà tôi chưa dám nhận, vì không biết mình có đến được vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc đó hay không”. 

Chuyến đi Hoàng Sa của Hải đã thành công hơn cả mong đợi, đánh bắt được nhiều, xong lại được tàu Phú Yên thu mua luôn. Trong năm đó, Hải đã chỉ huy 3 chuyến tàu, mỗi chuyến kéo dài 20 ngày, đánh bắt ở Hoàng Sa, mở đường cho ngư dân Nghệ An đến với ngư trường này. Anh nhớ lại, ngư trường truyền thống của chúng tôi chỉ trong phạm vi 70 - 80 hải lý. Ra Hoàng Sa những 380 hải lý nên nhiều người e ngại. Nếu mình không tiên phong thì ai nữa, trước lạ sau quen, nghĩ thế nên tôi quyết định đi. Đến nay thì Hoàng Sa không còn xa lạ với bà con ngư dân Nghệ An nữa rồi.

Biển đã chọn anh

Đề án ngư dân bảo vệ môi trường biển của Phan Văn Hải, làm tôi hết sức cảm động. Không chỉ biết đánh bắt, mà Hải còn sống có trách nhiệm với biển. Anh đã hết sức lo lắng, trăn trở khi thấy mặt biển đầy rác. “Vùng biển cách đất liền chừng vài chục hải lý vẫn đầy rác thải, nào là túi nylong, nào là găng tay, chai nhựa… đủ thứ rác trên đời. Rác không chỉ gây ô nhiễm mà còn cản trở việc làm ăn của ngư dân, khi họ kéo lưới, vướng rác, mất công lắm chứ”, anh Hải tâm sự.

Sốt ruột quá, anh Hải đã đề xuất với xã Quỳnh Lập, xây dựng mô hình ngư dân bảo vệ môi trường biển. Thay vì vứt rác bừa bãi như trước đây, mỗi tàu phải trang bị thùng đựng rác thải. Mỗi khi tàu cập bến, Hội Phụ nữ xã sẽ thu gom để bán phế liệu, tiền thu được nhập vào các quỹ từ thiện. Từ ngày có mô hình này, rác thải trên biển đã giảm hẳn, ngư dân tích cực tham gia, ai cũng thấy cái lợi, cái hay…

Ở Quỳnh Lập, mỗi khi nhắc về Thuyền trưởng Phan Văn Hải, bà con không thể không kể về tinh thần dũng cảm của anh. Một trong nhiều câu chuyện cứu giúp ngư dân của anh Hải là vào năm 2010. Bữa đó, tàu của Hải vừa cập bến đền Cờn để tránh bão, thì nhận được tin một con tàu của ngư dân trong xã bị hỏng máy, đang trôi tự do, nguy cơ bị chìm trong bão là rất cao. Cơ quan chức năng đã kêu gọi nhiều tàu ứng cứu nhưng trong vần vũ gió mưa, không ai dám nổ máy. 

Trời một ngày một tối, gió mỗi lúc một to, Hải không thể cẩm lòng trước cảnh 7 người đàn bà, là vợ của 7 ngư dân đang gặp nạn kia, khóc lóc thảm thiết, anh ra lệnh cho cả tàu: Nổ máy! Dù một thuyền viên sợ quá, nhảy xuống khỏi tàu, nhưng Hải vẫn kiên quyết không quay đầu. Mấy giờ đồng hồ vật lộn trong gió bão, tàu của Hải đã tiếp cận được con tàu bị nạn. Rồi mất thêm 9 giờ đồng nữa, thuyền trưởng Hải và anh em mới lai dắt được con tàu kia vào bờ, trong niềm cảm phục, hân hoan của bà con. Những nụ cười rạng ngời, những cái ôm thật chặt hôm đó, là phần thưởng lớn nhất mà mọi người dành cho anh.

Chia tay người thuyền trưởng giỏi giang và tình nghĩa ấy, tôi nói với anh: Không phải bạn “rẽ sóng” mà biển đã chọn bạn!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 20:18, 06/06/2023
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 20:13, 06/06/2023
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 14:35, 06/06/2023
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 13:42, 06/06/2023
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 13:38, 06/06/2023
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 11:10, 06/06/2023
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 11:08, 06/06/2023
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 11:02, 06/06/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 11:01, 06/06/2023
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 11:00, 06/06/2023
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.