Tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình, Và Bá Tủa được nhà trường mời ở lại công tác, nhưng bác sĩ người Mông Và Bá Tủa đã "lắc đầu" để về với bản làng. Về quê, nhận được lời mời ra huyện làm việc, anh lại "lắc đầu": “Mình về Nhôn Mai thôi, bà con chờ mình lắm”.
Vượt lên từ gian khó, bằng những nỗ lực bền bỉ, những con người ở Son, Bá, Mười, trong đó có ông Bùi Văn Phấn, Người có uy tín kiêm Bí thư Chi bộ ở bản Son, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã thoát nghèo, góp sức mình xây dựng bản làng giàu đẹp hơn.
Sinh ra và lớn lên ở một huyện nghèo, cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng bằng sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, chị Thò Thị Già, dân tộc Mông, thôn Há Chế, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc đã vươn lên thoát nghèo, trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế được bà con trong bản noi theo.
Trong chuyến công tác về huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), tôi may mắn được gặp già làng Cụt Mắn Nọi (dân tộc Khơ Mú), một tấm gương người cao tuổi tiêu biểu về Học tập và làm theo gương Bác Hồ.
Dù ở cương vị lãnh đạo xã hay Người có uy tín, bà Puih Phyim ở làng Dọch Tung (xã Ia Krai, huyện Ia Grai, Gia Lai) luôn nói đi đôi với làm và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Đặc đặc biệt trong quá trình làm việc bà đã vận dụng linh hoạt " lệ làng, phép nước " để hòa giải thành công nhiều vụ việc bất hòa ở cơ sở.
Gương sáng -
Hoàng Thùy - Phan Trọng -
17:49, 26/10/2021 Sinh ra trong gia đình thuộc hộ nghèo, thiếu thốn nhiều thứ, song cô học trò người dân tộc Ê Đê H’Ô Ran Byă (SN 2011) ở Buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông), luôn nỗ lực và đạt được nhiều thành tích trong học tập. Em là 1 trong 4 thiếu nhi đại diện tỉnh Đắk Nông được tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Toàn quốc năm 2020.
Giàng A Dê - Dân tộc Mông, Giám đốc Công ty THHH Thương mại và Du lịch Hello Mù Cang Chải (Yên Bái) là gương mặt thanh niên tiêu biểu được Trung ương Đoàn vinh danh nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2021.
Hiện nay, 120 hộ đồng bào dân tộc Mạ ở làng Buôn Gõ, ấp Thanh Trung, xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đều có cuộc sống ổn định, không còn hộ nghèo. Số hộ giàu và khá tăng hơn 35% so 5 năm trước; đồng bào đoàn kết xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ vững ấp văn hóa nhiều năm liền.
Gương sáng -
Việt Thắng - Y Nguyên -
10:01, 19/10/2021 Bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có hơn 10 km đường biên giới với nước bạn Lào. Dân bản hai bên từng có va chạm, xích mích, nhất là tệ phạt vạ khi trâu bò phá hoại hoa màu… Già làng Lương Minh Hồng đã lặn lội vượt rừng, bàn bạc kết nghĩa anh em. Từ khi hai bản Mường Piệt và bản Tẩu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) kết nghĩa, tình đoàn kết của người dân hai bản thêm thắt chặt, đường biên giới chung của hai nước cũng được bảo vệ tốt hơn.
Với người dân ở bản Sang Đốm, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) ông Lường Trung Lập, sinh năm 1953, dân tộc Thái, là một "cây đại thụ". Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, ông còn hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Với nhiều việc làm thiết thực và hiệu quả, ông được Nhân dân tin yêu và bầu là Người có uy tín.
Gương sáng -
Hoàng Hiền - Thúy Hồng -
12:48, 10/10/2021 Đồng hành với lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở vùng DTTS, miền núi là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng những “chiến sĩ” ấy vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng bảo vệ “vùng xanh” để cuộc sống trở lại bình thường.
Bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) giờ đã không còn cách trở đò ngang. Dòng Lam dữ dằn cũng chỉ còn gào thét dưới chân cầu treo Chôm Lôm mỗi mùa lũ về. Người hùng dân tộc Thái ở Chôm Lôm - Lộc Vĩnh Thêu, ngày ấy, nay cũng đã là cán bộ xã được dân bản tin yêu.
Anh Sùng A Chênh là một trong số ít con em người Mông học lên đại học, sau đó về công tác tại Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Mai Châu (Hòa Bình). Tháng 11/2015, A Chênh được điều động làm Phó Chánh văn phòng Huyện ủy, rồi được được bầu là Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Không chỉ là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mà chị Liêng Jrang K’Sáu ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn là nữ Chủ tịch Hội Nông dân (HND) gương mẫu, luôn nhiệt tình giúp đỡ người dân địa phương phát triển kinh tế.
Mặc dù bị hỏng cả hai mắt, nhưng anh Lê Văn Cảnh. sinh năm 1970, trú tại xóm Phúc Chu, trị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) vẫn tự chăm sóc được bản thân. Không những vậy, anh còn chăm lo rất chu đáo cho vợ con và tự tay đóng hàng triệu viên gạch không nung làm vật liệu cho các công trình xây dựng.
Nhiều năm liền ông La Tài Quan, dân tộc Dao, 55 tuổi, ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên (Yên Bái) được xem là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương, trách nhiệm trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, ông được bà con trong thôn tin tưởng bầu là Người có uy tín.
Hồ Minh cho tôi cảm giác già hơn tuổi thật 30 của anh. Nước da ngăm đen, dáng người thanh mảnh và chất phác như những người Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn mà tôi vẫn được gặp. Khác chăng là nét táo bạo trong làm ăn của Minh làm tôi nể phục.
Mô hình “Dòng họ Rmah tự quản” ở xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa (Gia Lai) đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương và được chính quyền địa phương nhân rộng.
Từng là F0, sau khi điều trị khỏi bệnh, N.A.D (xin được viết tắt theo nguyện vọng của nhân vật), thợ cơ khí ở TP. Vinh (Nghệ An) đã tình nguyện ở lại khu điều trị, hỗ trợ y bác sĩ điều trị F0. N.A.D chính là một minh chứng sống, là “liệu trình tâm lý” để các bệnh nhân F0 khác lạc quan, cố gắng điều trị bệnh, để nhanh chóng được trở về với gia đình.
“Cô Loan rất được việc, nhiệt tình, dân bản rất ưng cái bụng, tin tưởng lắm”. Đó là lời nhận xét của rất nhiều bà con bản Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) về nữ Bí thư chi bộ bản Bua Lữ Thị Loan. Điều khiến chúng tôi ấn tượng hơn, là chị Loan sinh 1989, nhưng đã từng là Trưởng bản, đại biểu HĐND xã, hiện nay là Bí thư Chi bộ, và là một trong số hiếm hoi cán bộ thôn bản có bằng đại học.