Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ doanh nhân người Mường được đề cử Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”

Trương Vui - 16:43, 26/03/2023

Lúng túng với những bước chân khởi nghiệp đầu tiên khi kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh gần như là con số 0 tròn trĩnh, với khát khao quảng bá món ăn truyền thống, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã hiện thực hóa ước mơ mang thịt chua - món ăn truyền thống của dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Phú Thọ đến khắp mọi miền Tổ quốc.

Quá trình khởi nghiệp của chị Hoa đã tạo công ăn việc làm cho cho hơn 100 lao động, chủ yếu là lao động địa phương
Doanh nhân Nguyễn Thị Thu Hoa đang tạo việc làm cho cho khoảng 100 lao động, chủ yếu là lao động địa phương

Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng

Một vài năm gần đây, cô gái dân tộc Mường Nguyễn Thị Thu Hoa, sinh năm 1992, được  nhiều người biết đến nhờ thành công trong hoạt động sản xuất, lan tỏa đặc sản thịt chua của người Mường ở Thanh Sơn đến người dân cả nước. 

Năm 2022, cô gái đầy bản lĩnh này tạo được ấn tượng lớn, khi tự tin thực hiện kêu gọi vốn và nhận được nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn tại chương trình “Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ”. Với nhiều thành tích nổi trội trong kinh doanh, mới đây, chị Hoa còn vinh dự được góp mặt trong Top 20 đề cử Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022”. Lắng nghe những chia sẻ về hành trình khởi nghiệp gian nan, đầy cơ duyên và có phần liều lĩnh của chị, chúng tôi càng hiểu hơn về hành trình thực hiện ước mơ lớn lao của người phụ nữ nhỏ bé này.

Theo lời chị Hoa kể: Cơ hội kinh doanh thịt chua đến với chị giống như một cái duyên. Lúc đó, chị vừa sinh con gái đầu lòng, việc tiếp nối làm thịt chua từ mẹ chồng chỉ với mục đích đơn giản là có một công việc kiếm ra tiền lo cho cuộc sống sinh hoạt gia đình nhỏ. Nhưng cũng từ đây, tình yêu với món ăn đặc sản quê hương ngày một lớn dần, chị liều lĩnh dùng hết số tiền 4 triệu đồng được mẹ chồng cho mượn để bắt đầu khởi nghiệp, với mong muốn không chỉ là kiếm tiền, mà hơn hết là mong muốn lan tỏa đặc sản quê hương đến với mọi vùng miền Tổ quốc. Đặc biệt là, duy trì, phát huy một đặc sản mà khi nhắc đến Đất Tổ, nhắc đến Phú Thọ thì người ta sẽ nhớ đến thịt chua. "Có trong mơ tôi cũng không thể ngờ đây lại là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình", chị Hoa chia sẻ.

Theo lời kể của chị Hoa, với hướng dẫn từ mẹ, công thức tạo ra món thịt chua chỉ là áng chừng một nắm, hai nắm... không chỉ rất thủ công, năng suất thấp mà còn khiến hương vị của các sản phẩm không đồng đều. Hơn nữa, với cách làm này, thịt chua chỉ bảo quản được trong vòng từ 10 - 15 ngày.

 Đây chính là rào cản khiến cho một món ăn độc đáo, mang hương vị đặc trưng quê hương Phú Thọ, nhưng lại chưa được sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước. Do đó, chị Hoa bắt đầu trăn trở tìm cho ra công thức tính toán chuẩn để áp dụng, khi làm số lượng lớn.

“Thời gian đó tôi gặp vô vàn khó khăn. Có lần, tôi mua 15 kg thịt về thử nghiệm ủ thịt trong thùng xốp, cứ 1, 2 giờ đồng hồ lại kiểm tra, căn chỉnh nhiệt. Sau hơn 1 ngày đêm thức canh, vì quá mệt tôi ngủ thiếp đi, thịt bị quá nhiệt và hỏng hết. Nhìn đống thịt hỏng, 4 giờ sáng tôi bật khóc vì vừa tiếc công sức, vừa tiếc tiền”, chị Hoa vẫn xúc động khi kể lại những ngày đầu bắt tay khởi nghiệp.

Chị tự hào vì hành trình khởi nghiệp của mình không những góp phần lan tỏa đặc sản quê hương, mà còn góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân địa phương
Chị Nguyễn Thị Thu Hoa tự hào vì hành trình khởi nghiệp của mình đang góp phần lan tỏa đặc sản quê hương và tiêu thụ nông sản cho người dân địa phương

Sau 2 năm trời đằng đẵng kiên trì thử nghiệm, không biết đã đổ đi bao nhiêu cân thịt, bao lần tưởng như nản chí, cuối cùng những cố gắng của cô gái dân tộc Mường cho ra “quả ngọt”, công thức sản xuất thịt chua hàng loạt đã được “ra lò”. 

Với công thức này, món ăn đặc sản của tỉnh Phú Thọ được tạo ra giữ trọn được hương vị đặc trưng, truyền thống, mà thời gian bảo quản  có thể lên tới 2 tháng. Quan trọng là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm  được bảo đảm. Đây chính là yếu tố quan trọng, là nền tảng để chị phát triển, lan tỏa món ăn truyền thống của quê hương.

“Điều khiến tôi tự hào là quá trình khởi nghiệp của tôi, không những góp phần lan tỏa đặc sản quê hương, mà còn góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân địa phương. Các nguyên liệu làm món ăn được tôi ưu tiên thu mua từ nông sản của người dân, vừa bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu, đồng thời giúp người dân có thêm thu nhập”, chị Hoa hào hứng nói.

Không chỉ vậy, quá trình phát triển sản xuất, phân phối thịt chua của chị Hoa,  còn đồng thời tạo việc làm cho cho hơn 100 lao động, chủ yếu là lao động địa phương.

Chị Vũ Thị Hồng Thư (sinh năm 1979), một trong những lao động đã gắn bó cùng chị Hoa từ những ngày đầu tiên bày tỏ: Tôi thấy nhiều người ở địa phương có hoàn cảnh khó khăn, muốn kiếm tiền thì đều phải đi làm xa xôi như Hà Nội hay là đi xuất khẩu lao động. Xa nhà, xa quê hương chắc chắn sẽ rất vất vả. Làm việc tại đây, tôi được ở gần bên cạnh gia đình, lại có ăn việc làm trang trải cuộc sống. Thật sự không chỉ tôi mà những người lao động khác tại đây đều cảm thấy rất vui và biết ơn Hoa rất nhiều.

Công thức sản xuất thịt chua chị tìm ra không những vẫn giữ trọn được hương vị đặc trưng, truyền thống, tăng thời gian bảo quản mà quan trọng hơn là vẫn đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
Công thức sản xuất thịt chua của chị Hoa tìm ra giữ được hương vị đặc trưng, truyền thống, tăng thời gian bảo quản, quan trọng hơn là vẫn bảo đảm yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm

Vinh dự lớn lao

Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên Việt Nam tiêu biểu có độ tuổi dưới 35. Ngoài những tiêu chuẩn chung, trong lĩnh vực kinh doanh, người được đề cử trong lĩnh vực kinh doanh phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể kèm theo: Có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, đạt hiệu quả kinh tế cao; có hành động, việc làm cụ thể giúp đỡ các thanh niên khác lập thân, lập nghiệp, tạo việc làm cho nhiều ngưởi trong xã hội và cộng đồng...

Với những thành công đã đạt được, nữ doanh nhân người Mường vinh dự là 1 trong 2 cá nhân được đề cử trong lĩnh vực kinh doanh - khởi nghiệp, nằm trong Top 20 đề cử của giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022”.

“Được mọi người yêu mến, cổ vũ để có cơ hội được tiến gần hơn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, chính là động lực rất lớn để Hoa tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình, tiếp tục đưa món đặc sản của quê hương đến mọi miền Tổ quốc”, Nguyễn Thị Thu Hoa bày tỏ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 3 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 3 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 3 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 3 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 3 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.