Trong chuyến công tác đến với huyện Tân Uyên (Lai Châu), tôi tình cờ biết cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên.
Liên tục 10 năm liền được bầu là trưởng thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), bà Hà Thị Tự, dân tộc Mường, sinh năm 1961 luôn được bà con dân làng tin tưởng nghe và làm theo.
Bằng những việc làm thiết thực và uy tín của bản thân, anh Giàng Xín Lử, Trưởng nhóm đạo Tin lành tại thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang luôn được các tín đồ cũng như người dân nơi đây kính trọng, nể phục. Bên cạnh đó, anh còn chăm lo phát triển kinh tế gia đình, đưa đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, là tấm gương sáng trong cộng đồng người theo đạo Tin lành nơi cực Bắc Tổ quốc.
Sau chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, ông Nhâm Văn Cheng trở về quê nhà thuộc xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với thương tật nặng, mất 81% sức khỏe. Nhưng với bản lĩnh, ý chí của người lính Cụ Hồ, ông Cheng đã cùng gia đình gây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.
Gương sáng -
Quỳnh Trâm - Thiện Quyền -
15:50, 19/07/2021 Sau thời gian dài không có ca mắc mới, giữa tháng 6, tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19. Giữa đại dịch, chị Trần Thị Thắm (SN 1974), Trưởng thôn 7, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đã nỗ lực hết mình trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Vượt qua tư tưởng lạc hậu, định kiến, chị Cao Thị Beng, bà Cao Thị Út và nhiều người Raglay ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đều đặn tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN). Nghĩa cử của họ lan tỏa, thu hút nhiều người con của núi rừng học tập theo.
Xã vùng cao Thành Sơn, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có ngôi trường mầm non đặc biệt.
Ông Tào A Toi (SN 1957, dân tộc Mảng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là người có nghị lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Từ hai bàn tay trắng, đến nay cơ ngơi của ông đã có hàng trăm con trâu, bò, dê, mỗi năm thu nhập cả trăm triệu đồng.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể làm theo lời Bác với những mô hình thiết thực, qua đó tạo sự lan toả đối với cộng đồng, góp phần vào các phong trào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
19 năm nay, người dân ở bản Cupua (thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) không sử dụng rượu bia trong cuộc sống hàng ngày cũng như tất cả các dịp lễ lớn, nhỏ. Dân làng nơi đây, ai cũng tự hào vì việc này.
Ông Thăng Văn Báo sinh năm 1962, người dân tộc Sán Dìu, hiện đang là trưởng thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Gia đình ông Báo là một điển hình về hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của ông, giờ đây người Sán Dìu ở thôn Muối đã thoát đói nghèo, lạc hậu.
Lo lắng nghề dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một, chị Y Hlạng (làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã đứng lên kêu gọi những người có tay nghề trong làng cùng nhau bảo tồn nghề dệt. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm ở làng Pu Tá nói riêng và xã Măng Ri nói chung đã hồi sinh trở lại.
Chưa ai từng nghĩ “rước” chè hoa vàng từ rừng về vườn nhà. Thế mà, “ông trẻ” Hà Minh Tuấn, ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong (Nghệ An) lại dám “to gan lớn mật” đến vậy.
Không chỉ đi đầu về phát triển kinh tế tại địa phương, chị Y Ta, người Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Ta Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Chị luôn nỗ lực giúp đỡ các chị em hội viên thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo.
Ấp ủ giấc mơ phát triển kinh tế rừng ngay trên mảnh đất quê hương từ rất lâu, nhưng gần đây, Nguyễn Lê Ngọc Linh, sinh năm 1990, dân tộc Thổ, ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), mới thực hiện mục tiêu “bỏ phố về rừng” xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, với hy vọng tạo nên những sản phẩm thiên nhiên sạch và có giá trị kinh tế cao.
Là nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất khóa XV, Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, sinh năm 1997 chính là niềm tự hào, vinh dự của người dân Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cử tri kỳ vọng với sức trẻ của mình- đại biểu Quàng Thị Nguyệt sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của đồng bào vùng DTTS và miền núi.
Người ta gọi ông là “người rừng” bởi trong suốt cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông chỉ nghiên cứu, gắn bó với rừng. Ông là GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng, dân tộc Mường, Giáo viên Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ là một trong 89 ứng cử viên người dân tộc thiểu số đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong niềm vinh dự đó, cô giáo Hà Anh Phượng tâm niệm sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân.
Sau thời gian truy vết, Công an xác định và bắt 2 đối tượng chém bị thương anh Trần Văn Đạo, sinh 1981, thành viên chốt phòng, chống dịch Covid -19 khu vực Kênh Ranh, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Ngày 11/6, tại UBND xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức trao Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cụ Trần Cang (dân tộc Hoa), năm nay đã 98 tuổi nhưng vẫn tích cực trong công tác từ thiện xã hội.