Với sự nhạy bén trong làm ăn, phát triển kinh tế, chị Y Chi, dân tộc Giẻ Triêng (thôn Dục Nhầy 3, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã trở thành tấm gương sản xuất giỏi. Đồng thời, chị Y Chi cũng là tấm gương sáng trong việc chia sẻ, giúp đỡ dân làng cách chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cùng nhau thoát nghèo.
Dù khiếm khuyết đôi tay từ thuở lọt lòng mẹ nhưng cô bé Y Julie, dân tộc Ba Na (làng Kon Drei, xã Đăk Bla, TP. Kon Tum) vẫn vượt lên nghịch cảnh với ước mơ thay đổi cuộc đời.
Cốc Lầy là thôn biên giới xa và khó khăn của xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (Lào Cai); thời gian gần đây, đời sống của bà con trong thôn đã từng bước đổi thay. Từ một thôn tái định cư di dân ra khu vực biên giới, đến nay cả thôn được phủ một màu xanh bạt ngàn của chuối, chè và những loại cây ăn quả khác…
Anh Kha Mạnh Sâm, dân tộc Khơ mú, sinh năm 1973, ở TP. Sơn La (Sơn La). Tốt nghiệp khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội. Năm 1995, anh nhận nhiệm vụ tại Ban Dân vận tỉnh Sơn La, hiện giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La.
Nếu như 15 năm trước, bản Diềm Bày, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), được biết đến bởi sự nghèo nàn và lạc hậu … thì nay, Diềm Bày đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tể-xã hội, xây dựng NTM, đẩy lùi hủ tục lạc hậu... Để có được kết quả này, ông Quán Vy Chung, Người có uy tín của bản đã có sự đóng góp không nhỏ...
Chế độ của Trưởng bản ít ỏi, chỉ từ nguồn hỗ trợ của xã, số tiền không đủ để đổ xăng hàng tháng cho anh chạy công việc. Nhưng gần chục năm nay, anh Thao Văn Dia, 38 tuổi, Bí thư kiêm Trưởng bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) luôn tự nguyện tiên phong trong các hoạt động của cộng đồng. Anh nói, tất cả là vì lòng tin của bà con gửi gắm.
Dân tộc Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Đây là một trong những DTTS rất ít người của nước ta. Ở làng Le, già làng A Blong (SN 1952) được ví như “pho sử sống”, người góp công lớn làm nên diện mạo làng Le bây giờ. Già A Blong là một trong số ít Người có uy tín của tỉnh Kon Tum vinh dự được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020 sắp tới.
15 năm được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn, chị Sáng Thị Phỏng dân tộc Cơ Lao luôn chú trọng phát triển đội ngũ đảng viên là người DTTS rất ít người. Chị cũng có nhiều đóng góp giúp bà con DTTS nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Từ ý chí cầu thị, chăm chỉ học hỏi, tiếp thu cái mới để ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình từ loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mà anh Kpă Meo, người Gia Rai ở làng Tung, xã Ia O, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã trở thành tấm gương sản xuất giỏi và là 1 trong 50 nhà nông trẻ xuất sắc trên cả nước được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIII, do Trung ương Đoàn trao tặng.
Đã vào tuổi 80 nhưng ông vẫn chưa ngơi nghỉ mà luôn say sưa với các hoạt động xã hội. Từ việc đạo đến việc đời, ở đâu cũng có tiếng nói của ông. “Đi đầu dậy trước” là “danh hiệu” mà bà con ở xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) dành cho ông – giáo dân Hồ Sỹ Quảng.
Về huyện Tam Bình (Vĩnh Long) hôm nay, chúng tôi được nghe rất nhiều người kể về ông Trần Văn Thảo, 64 tuổi, người đã có trên 22 năm làm Trưởng ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ; gần 20 năm là đại biểu HĐND xã; trên 16 năm là Bí thư Chi bộ ấp. Đây là kỷ lục chưa ai phá vỡ ở huyện Tam Bình.
Hơn 60 năm sống với rừng, 20 năm đôi chân trần thoăn thoắt dẫn đầu trong các cuộc tuần rừng, lão nông Lang Hồng Tuyên, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã coi rừng là nhà, là nơi chở che cho gia đình và dân làng. Nhờ có ông mà Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên bao năm qua giữ được bình yên.
Không ngại quãng đường xa, khó khăn, vất vả, vượt suối, băng rừng, hàng ngày, anh vẫn luôn miệt mài với nhiệm vụ chuyển phát thư từ, sách báo, đặc biệt là việc phát Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đối với anh, đó là niềm vui, niềm tự hào khi được mang thông tin, niềm vui đến với đồng bào mình. Anh là Ấu Văn Sơn, dân tộc Thái, sinh năm 1980, bưu tá xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.
Bị Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Bác Ái (Ninh Thuận) tuyên phạt 4 năm tù giam, là cái giá mà Katơr Kinh, dân tộc Raglay ở thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình phải trả cho tội “Hủy hoại rừng” vào năm 2011. Tưởng chừng cú vấp ngã này sẽ đánh gục chàng trai Raglay. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi bản thân, anh đã được trả tự do trước thời hạn 2 năm. Trở về, Katơr Kinh năng nổ làm nhiều việc tốt và có nhiều đóng góp cho địa phương nên được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn.
Em Lý Dào Quyên, dân tộc Dao, ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) là tân sinh viên ngành Luật, Viện Đại học Mở (Hà Nội). Gia đình Quyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bản thân em bị liệt cánh tay phải do điện giật. Tuy nhiên, với nghị lực học tập, em Quyên nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành một luật sư.
Suốt 15 năm qua, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thành Chung, sống ở phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) vẫn miệt mài rong ruổi khắp các chiến trường xưa tìm kiếm hài cốt đồng đội để đưa về với gia đình, về với mái nhà chung là các nghĩa trang liệt sĩ, nơi Tổ quốc ghi công, để họ được an nghỉ.
Thượng úy Bùi Đức Chí, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Kim Bôi (Hòa Bình), là người con ưu tú được người dân ở mảnh đất Mường Động rất tin yêu. Bao năm qua, anh đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự (ANTT). Anh là 1 trong 70 gương mặt tiêu biểu trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015 - 2020 của Công an tỉnh Hòa Bình.
Phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã đi đầu trong phong trào vận động Nhân dân thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ông Lương Quyết Thắng (sinh 1948) ở bản Cằng Bài, xã Châu Thắng là một điển hình.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất khó khăn, ông Đặng Văn Lả, Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) hiểu hơn ai hết những khó khăn và vất vả của người dân quê hương. Trong suốt những năm tháng công tác, ông luôn tìm cách phát triển kinh tế, giúp người dân quê hương thoát nghèo.
“Hành trình bảo vệ sức khỏe sinh sản vùng cao” là tên Dự án của Nguyễn Minh Thiện, sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, với mục đích góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS. Dự án đã vượt qua hàng trăm đề tài tại cuộc thi Dự án tình nguyện 2020 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hồi tháng 9/2020 và đạt giải Nhì.