Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Chuyện về một nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc

Nguyễn Thanh - 18:15, 27/11/2021

Đường vào xã Na Loi (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này ngập trong sắc vàng của hoa dã quỳ. Có lẽ vì thế mà quãng đường rừng gập ghềnh, hiểm trở dài những 50km dường như ngắn lại. Tôi đã đi trên cung đường ấy đôi ba lần. Nhưng với nữ nhà giáo Lê Thị Hạnh, thì cô đã đi ngót 20 năm qua, để rồi khi xa lại nhớ và và nếu không còn dạy nữa, hẳn là sẽ day dứt khôn nguôi.

Cô Hạnh vinh dự được nhận danh hiệu Giáo viên tiêu biểu toàn quốc
Cô Hạnh vinh dự được nhận danh hiệu Giáo viên tiêu biểu toàn quốc

19 năm bám bản

Trước khi vào Na Loi, Trưởng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn Phan Văn Thiết thử thách chúng tôi: Đến bây giờ đường vào Na Loi vẫn muôn vàn khó khăn. Nếu như gặp trời mưa, phải qua những đoạn đường đất đá lởm chởm, một bên là vách núi, một bên là những cung đường nhiều vực sâu, không phải ai cũng đủ kiên trì để vượt quãng đường gần 50km từ thị trấn Mường Xén để vào trung tâm xã.

Nếu không thực tế trên cung đường ấy, thì những lời của vị Trưởng phòng, dù ai cũng không hình dung nổi. Tháng 11, hoa dã quỳ đã ruộm vàng trên đường vào Na Loi. Dẫu cảnh sắc đẹp đến nao lòng, nhưng cũng thật khó để có một lần hẹn thứ 2, nếu hồi tưởng đến tuyến đường mà mình đã đi qua…

Cô Hạnh trong giờ lên lớp
Cô Hạnh trong giờ lên lớp

19 năm trước, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm chính trị Trường Đại học Vinh, Lê Thị Hạnh đã xung phong lên với vùng đất khó Na Loi. Cô Hạnh trải lòng: Tôi đã bật khóc ngay chính trên con đường vào trường trong ngày đầu tiên. Cầm quyết định công tác, mình hăm hở bao nhiêu, thì khi đánh vật với con đường rừng suốt cả ngày mới đến điểm trường, mình lại hụt hẫng bấy nhiêu. Thuê xe ôm đi nguyên cả ngày, có đoạn mình phải cuốc bộ vì nền đất sạt lở. Tôi vốn sinh ra ở đồng bằng, nên không nghĩ nó lại gian khó đến như vậy.

Quê cô giáo Hạnh ở Hưng Nguyên, một huyện giáp TP. Vinh, cách trường hơn 300km. Từ nhà đến Na Loi, Hạnh phải qua rất nhiều lần đổi xe, theo từng chặng đường khổ ải. Ngay trong ngày đầu đến nhận công tác tại Na Loi, trên cương vị là giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, cô  Hạnh đã quyết định “bỏ trưởng”. “Quyết định ấy xuất phát từ thực tế gian khó của chặng đường rừng 50km mà phải đi cả ngày mới đến nơi. Nhưng lời nói của người lái xe ôm: "cô về thì còn ai dám quay lại nữa", đã khiến tôi nghĩ lại. 19 năm qua ở vùng đất khó Na Loi, tôi càng thấm thía hơn điều ấy”, cô Hạnh tâm sự.

Những năm cuối thập niên 90, Trường PTCS Na Loi chỉ là mấy gian nhà tranh lụp xụp; bàn chỉ là mấy tấm ván đóng tạm, còn ghế ngồi cho học sinh là những nan tre được bà con đan vội. Thiếu trường, lớp đã đành, nhưng thời ấy, Na Loi còn thiếu cả giáo viên. Những giáo viên như cô Hạnh, còn phải kiêm nhiệm thêm một số bộ môn khác để “lấp chỗ trống”.

Tuổi trẻ, lại là nữ, nhưng khó khăn về cơ sở vật chất, về bất đồng ngôn ngữ chưa phải là lớn nhất. Cô giáo trẻ còn phải đối diện với những tháng ngày dằng dặc nhớ nhà. Giọng cô Hạnh trầm lại: Nhà mình cũng hoàn cảnh lắm. Mẹ mất sớm nên mình phải bỏ học năm đầu tiên của trường cao đẳng để kiếm tiền. Khi có việc làm, dù nhớ nhà nhưng 1 năm chỉ “dám” về 2 lần, vì tiền thuê xe ôm quá đắt, chiếm 1/3 tháng lương. Tôi đã nghĩ nhiều về tương lai bản thân, về công việc hiện tại và không nhớ mình đã khóc thầm bao nhiều lần ở khu ký túc nơi miền sương lạnh.

Động lực nào khiến chị gắn bó lâu như vậy với vùng đất khó Na Loi?

Không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi, cô Hạnh “dài dòng”: Tôi và anh xã (chiến sĩ Biên phòng) thành thân và sống trong một căn nhà tạm gần trường và gần đồn. Khi con bắt đầu vào tiểu học, thì chúng tôi gửi con về với ông bà nội tại huyện Đô Lương. Đó là quyết định khó khăn nhất của gia đình tôi. Nhưng nghĩ đến quãng đường hàng trăm km từ nhà đến trường, nhất là hàng chục km từ thị trấn Mường Xén vào Na Loi, chúng tôi phải chọn giải pháp an toàn. Con chuyển về xuôi thì chồng cũng chuyển công tác sang đơn vị khác.

Cô Hạnh kể tiếp: Vợ chồng tôi chính thức thành “Ngưu Lang, Chức Nữ” từ đó. Suốt hơn 10 năm xa con, xa chồng, những day dứt vì chưa tròn vai trò người mẹ, người vợ đã là động lực lớn để tôi dành trọn tình thương yêu cho những đứa trẻ miền sơn cước cũng đang thiếu ăn, thiếu mặc, khát chữ…

Cô Hạnh (ngoài cùng bên trái) cùng học trò trao đổi bài học ngoài giờ lên lớp
Cô Hạnh (ngoài cùng bên trái) cùng học trò trao đổi bài học ngoài giờ lên lớp

Phần thưởng xứng đáng

Nay, Trường PTDT bán trú THCS Na Loi đã “trường ra trường, lớp ra lớp” với căn nhà 2 tầng, có dãy nhà ở ký túc xá cho học trò khang trang, sạch đẹp.

Cô giáo Hạnh với ý định “bỏ trường, bỏ lớp” buổi đầu, nay đã là giáo viên cốt cán của trường, của huyện. 19 năm gắn bó với Na Loi, nữ nhà giáo đã bồi dưỡng thành công 4 học sinh thành học sinh giỏi cấp tỉnh. Tính số năm và ở vùng miền khác thì quá đỗi bình thường. Nhưng ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn, thì quả là điều không đơn giản. Học trò vùng cao nơi đây thiếu ăn, thiếu mặc… thường xuyên, chưa kể nhận thức về việc học của phụ huynh chưa cao, nên thành tích đó rất đỗi tự hào.

Ở trường, Lê Thị Hạnh là nhà giáo tận tâm, trách nhiệm; là Phó Bí thư Chi bộ gắn kết hiệu quả với chính quyền địa phương trong việc vận động học sinh đến trường, tuyên truyền để bà con hiểu được lợi ích của việc đi học để có cái chữ.

Nữ nhà giáo Lê Thị Hạnh vừa vinh dự được nhận danh hiệu Giáo viên tiêu biểu toàn quốc năm 2021. Đó là phần thưởng quá đỗi xứng đáng, không chỉ riêng cho chị, mà còn là niềm tự hào của ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An. Hơn hết, đó còn là động lực, nhen lên ngọn lửa tinh thần để những đồng nghiệp của chị tiếp tục bám trường, bám bản, gieo chữ nơi vùng cao. Hành trình đi đến phần thưởng hôm nay có đủ đầy khó khăn và bao cung bậc xúc cảm của những tháng ngày bám bản gieo chữ trên vùng đất khó Na Loi.

Nhận xét về đồng nghiệp của mình, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Na Loi Nguyễn Văn Đăng tự hào: Cô ấy là một trong những giáo viên đầu tiên của trường Na Loi đạt danh hiệu Giáo viên giỏi của tỉnh. Cô Hạnh còn là giáo viên có chuyên môn vững, tận tâm và trách nhiệm với công việc.

Người dân Na Loi tự bao giờ đã xem cô giáo Hạnh như người thân trong nhà. Còn nữ nhà giáo, cũng đã xem đây là quê hương thứ 2. Khi chúng tôi hỏi: Chị nghĩ sao nếu mình có cơ hội được về nơi thuận lợi hơn? Cô Hạnh trầm ngâm hồi lâu. Có lẽ từ trong sâu thẳm cõi lòng, chị sẽ rất trăn trở, sẽ suy nghĩ rất nhiều, vì không muốn xa học trò, xa vùng đất khó khăn nhưng đầy ắp bao kỷ niệm này.

“Danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc là động lực lớn để tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Nhưng, phần thưởng lớn nhất của tôi sau gần 20 năm gắn bó với nghề, chính là tình cảm và sự tin yêu của học sinh, của bà con Na Loi và của bạn bè đồng nghiệp dành cho mình… Tôi biết ơn vì điều đó”, Lê Thị Hạnh trải lòng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lào Cai: Tăng cường giải pháp hỗ trợ các xã triển khai Chương trình MTQG

Lào Cai: Tăng cường giải pháp hỗ trợ các xã triển khai Chương trình MTQG

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 3 phút trước
Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 1810/UBND-NLN yêu cầu các sở, ban, ngành tăng cường phối hợp với cấp huyện, xã và các đơn vị liên quan giúp đỡ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) theo đúng tiến độ, kế hoạch.
Lào Cai phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch trong năm 2024

Lào Cai phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch trong năm 2024

Tin tức - Trọng Bảo - 5 phút trước
Thông tin từ Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt 25% kế hoạch được giao.
Agribank Hậu Giang: Kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Agribank Hậu Giang: Kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thời sự - M. Quân - M. Triết - 7 phút trước
Ngày 23/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ( Agribank) Chi nhánh tỉnh Hậu Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (5/4/2004 - 5/4/2024) và vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đến dự buổi lễ có ông Nghiêm Xuân Thành, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Vinhomes ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc đặc quyền

Vinhomes ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc đặc quyền

Kinh tế - PV - 10 phút trước
Ngày 24/04/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa Vinhomes (Vinhomes Elite Club), mang tới cho thành viên những đặc quyền ưu đãi. Việc ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa, không chỉ là hành động tri ân các khách hàng đã tin tưởng thương hiệu Vinhomes trong suốt hơn 10 năm qua, mà còn thể hiện chiến lược dẫn dắt của chủ đầu tư khi không ngừng mang tới những chính sách “độc nhất vô nhị” trong suốt hành trình khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 7 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 14 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 14 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 14 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 14 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.