Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô giáo ba giỏi và những lớp học vượt chỉ tiêu

Nghĩa Hiệp - 19:19, 14/10/2021

Cô giáo Lý Thị Hạnh, dân tộc Dao, sinh năm 1980 đã gắn bó với điểm trường Đồng Văn, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) được 15 năm. Cũng bằng ấy thời gian, dù có nhiều khó khăn, vất vả, cô Hạnh vẫn luôn bám lớp, bám trường, tận tình vận động các phụ huynh đưa con em người Dao đến lớp. Không chỉ nhiều năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi, lớp học vượt chỉ tiêu, mà cô còn được biết đến là giáo viên 3 giỏi: giỏi dạy văn hóa, giỏi dạy hát và giỏi dạy thêu.

15 năm công tác, lớp học của cô Lý Thị Hạnh luôn đông học sinh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Cô giáo 3 giỏi Lý Thị Hạnh cùng các em học sinh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Sinh ra và lớn lên tại xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, ngay từ nhỏ cô Lý Thị Hạnh đã luôn ước mơ trở thành giáo viên. Ước mơ của cô Hạnh bắt nguồn từ một lý do đặc biệt là “Thời ấy có rất ít giáo viên người Dao giảng dạy, nên học sinh người Dao rất sợ đến trường, do học không hiểu. Nên lúc đó tôi muốn trở thành giáo viên, để giúp các em học sinh người Dao được đến trường như bao bạn bè khác”.

Ước mơ của cô Hạnh đã trở thành hiện thực. Sau khi tốt nghiệp Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Ninh, cô đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh. Tại đây, cô được theo học diện đào tạo cán bộ nguồn giáo viên mầm non vùng cao, do Quỹ Nhi đồng và Trường Cao đẳng Sư phạm phối hợp mở. Tốt nghiệp ra trường vào năm 2005, cô đã được phân công dạy tại xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên. Đến năm 2006, cô lập gia đình và về xã Đồng Văn công tác. Kể từ đây, cô bắt đầu hành trình 15 năm gắn bó với mảnh đất khó của xã biên giới vùng cao, huyện Bình Liêu.

Nhớ lại những năm đầu về với Đồng Văn, cô Hạnh chia sẻ: Do đặc thù là xã có nhiều đồng bào dân tộc Dao sinh sống, bản thân cô là người Dao, cũng còn rất khó để vận động các phụ huynh cho các con đến lớp. 

Do vậy "bất kể ngày mưa, nắng, tôi đều đến từng nhà để nói chuyện với các phụ huynh, phân tích cho họ hiểu tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường. Nhờ đó, những điểm trường tôi đứng lớp, các cháu đến học đầy đủ, vượt cả kế hoạch nhà trường đề ra. Trong quá trình giảng dạy, có những lúc mình phải dùng cả tiếng Dao để hướng dẫn các em. Nhờ vậy, các em nhanh hiểu và thực hiện tốt hơn", cô Hạnh kể.

Ngoài những giờ lên lớp, cô giáo Hạnh còn là một trong những người giữ gìn điệu hát Sán Cô và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Sự sáng tạo khi vận dụng những bài hát trong giảng dạy của cô Hạnh, đã thu hút được sự quan tâm của các em học sinh dân tộc Dao sau mỗi giờ học. Nhờ đó, lớp học hát của cô luôn đông kín học sinh.

Em Chíu Thị Hoa, học sinh lớp 7A Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đồng Văn chia sẻ: “Em được cô Hạnh dạy hát từ khi còn học mầm non. Các bài hát cô dạy luôn gần gũi, dễ hiểu, giúp chúng em nhanh thuộc và yêu làn điệu truyền thống của dân tộc mình. Tất cả các bạn đã từng học cô Hạnh đều biết hát Sán Cô và tự tin hát trong những ngày hội lớn của dân tộc Dao”.

Cô giáo “3 giỏi” Lý Thị Hạnh (thứ hai từ phải qua) đã góp công lớn trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc Dao tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Cô giáo “3 giỏi” Lý Thị Hạnh (thứ hai từ phải qua) đã góp công lớn trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc Dao tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Giỏi dạy các em học văn hóa, giỏi dạy các em tiếng hát, cô giáo Hạnh còn dạy các em thêu thổ cẩm của người Dao. Trong những bộ trang phục của phụ nữ Dao, có đến mấy chục loại họa tiết khác nhau, mỗi họa tiết có cách thêu và mang những ý nghĩa riêng.

 “Để tự tay thêu được một bộ trang phục phụ nữ Dao, cần phải nắm vững hơn 30 cách thêu họa tiết khác nhau. Thêu chỉ có 2 sợi chỉ chéo góc, nhưng nếu thêm một đường, hoặc bớt đi một đường sẽ làm hỏng hết cả bộ chỉ, phải gỡ ra làm lại”, cô giáo Hạnh cho biết.

Khó là thế, nhưng chỉ cần có thông báo cô giáo Hạnh mở lớp dạy thêu, lập tức đông kín học sinh nữ đăng ký tham gia. Nghe cô Hạnh giải thích về ý nghĩa của từng loại hoa văn, vị trí gắn hóa văn, cũng như họa tiết thể hiện cội nguồn của dân tộc mình. Các em ai nấy đều chú tâm để ghi nhớ và tự tay may cho mình những bộ quần áo đẹp.

Chia sẻ về những đóng góp của cô giáo Hạnh đối với giáo dục vùng cao, cô Sái Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Văn cho biết: Cô Hạnh xứng đáng là giáo viên ba giỏi. Những lớp học của cô luôn vượt chỉ tiêu do Nhà trường đề ra. Không chỉ góp công lớn trong giữ gìn bản sắc dân tộc, mà nhờ có cô Hạnh, việc vận động trẻ đến lớp những năm qua đã trở nên rất thuận lợi. 

"Trong 15 năm giảng dạy, 13 năm liền cô Hạnh đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, được huyện Bình Liêu và tỉnh Quảng Ninh tặng nhiều giấy khen. Chính cô Hạnh đã truyền cảm hứng cho các giáo viên trẻ mới vào nghề, vững tin với giáo dục vùng khó”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 26 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 33 phút trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 40 phút trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 41 phút trước
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 43 phút trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 44 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 47 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 48 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 49 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 50 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.