Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hè của giáo viên cắm bản

PV - 08:10, 17/07/2021

Với nhiều giáo viên (GV), hè không là dịp để xả hơi sau một năm miệt mài truyền thụ kiến thức. Họ tận dụng thời gian để làm nhiều việc có ích cho học trò, biến những mùa hè tĩnh lặng trở nên sôi động và ý nghĩa.

Con đường thổ cẩm được thầy cô Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào (xã Mường Hoa – thị xã Sa Pa) hoàn thiện trong hè để đón HS vào năm học mới. Ảnh: NTCC
Con đường thổ cẩm được thầy cô Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào (xã Mường Hoa – thị xã Sa Pa) hoàn thiện trong hè để đón HS vào năm học mới. Ảnh: NTCC

Khi thầy cô làm thợ

Thầy Liễu Tiến Sơn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS (PTDTBT TH&THCS) Hầu Thào (xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, Lào Cai) cho biết: Ban giám hiệu (BGH) nhà trường đang triển khai mô hình trường học gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn với du lịch. 

Do đó, trước hè trường tận dụng thời gian học sinh (HS) nghỉ học vì Covid-19 để sửa chữa. “Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, khách trở lại tham quan nghỉ dưỡng trên địa bàn rất đông, trường sẽ kết hợp đón khách tới tham quan trường lớp. Xây dựng mô hình trường học kết hợp du lịch hoàn toàn khả thi và là hướng đi phù hợp cho nhà trường trong điều kiện sẵn có”, thầy Sơn bày tỏ.

Vì lý do đó nên mặc dù đã bước vào hè, song các thầy cô giáo của trường vẫn tình nguyện bắt tay vào xây dựng, trang trí tiểu cảnh trong trường. Ngoài thiết kế, chăm sóc khu vườn hồng, GV còn dựng tiểu cảnh chòi đọc sách cho HS.

Theo ý tưởng thiết kế, chòi đọc sách sẽ là chỗ khách tham quan ngồi nghỉ. Mặt khác, nhà trường bố trí thành thư viện ngoài trời cho HS bắt đầu từ năm học tới. Không gian thoáng mát, thân thiện sẽ thu hút HS tới vui chơi, thư giãn đọc sách truyện, từ đó nâng cao khả năng tiếng Việt.

Thầy Liễn Tiến Sơn chia sẻ: Chòi đọc sách được đội ngũ GV thiết kế, xây dựng và hoàn thiện. Sở dĩ công trình được triển khai khá nhanh, trôi chảy, đẹp bởi có tới gần 20 thầy cô tình nguyện tham gia, trong đó lực lương nòng cốt là giáo viên mỹ thuật, âm nhạc…

Không kể ngày thường hay ngày nghỉ, hễ có thời gian rảnh các thầy cô lại tới trường cùng nhau hoàn thành công việc. Mỗi người mỗi việc, tự giác và chia sẻ… bởi ai cũng coi trường là ngôi nhà thứ hai.

Ước tính, nếu phải thuê nhân công bên ngoài xây dựng, lắp đặt công trình chòi đọc sách, tiền công mất hơn 10 triệu đồng. Các thầy cô tình nguyện không chỉ giúp đỡ về công sức, mà còn tận dụng nguyên vật liệu sắt thép phế thải dư thừa của nhà trường, gia đình để giảm chi phí công trình.

Những GV hàng ngày quen với cầm phấn, bút dạy học trò đã trở thành người thợ lành nghề, làm đủ mọi việc từ thiết kế tới xây dựng, cắt sắt, hàn xì, vẽ, trang trí màu sắc… chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm, để bước vào năm học mới, trường lớp đã sẵn sàng sạch đẹp để đón HS.

Cô Đỗ Diệu Hương, GV môn Mỹ thuật, người lên ý tưởng và trực tiếp trang trí chòi đọc sách HS tâm sự: Trong tháng 7 này em sẽ nhận quyết định chuyển vùng công tác về Bắc Hà (Lào Cai). Dù được nghỉ hè, em vẫn muốn đóng góp một phần công sức của mình cùng đồng nghiệp hoàn thiện công trình. Công trình hết sức ý nghĩa cho HS và nhà trường nên được để lại dấu ấn cá nhân (dù nhỏ) là niềm vui, hạnh phúc của mỗi GV. 

Tất cả thầy cô đều vui vẻ tình nguyện làm hỗ trợ nhà trường. Ảnh: NTCC
Tất cả thầy cô đều vui vẻ tình nguyện làm hỗ trợ nhà trường. Ảnh: NTCC

Chuẩn bị sớm cho ngày khai giảng

Cô Hoàng Thị Thùy, GV Trường PTDTBT TH số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai), quê Phú Thọ nên mỗi năm chỉ về nhà vào dịp Tết và nghỉ hè. Thế nhưng, vì chưa vướng bận việc gia đình nên cô trả phép sớm để quay lại trường trang trí lớp học, thư viện, phòng truyền thống… Mặt khác, với chuyên môn của GV mỹ thuật, cô cùng đồng nghiệp chế tạo thêm, trang trí đồ dùng dạy học cho GV và HS…

Với đặc thù dạy học ở nơi 100% HS dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, nên cô rất chú ý trong việc huy động sách vở, quần áo… để hỗ trợ HS, tiếp sức cho các em bước vào năm học mới. Do vậy, đồ đạc trở lại trường của cô Hoàng Thị Thùy không chỉ là đồ dùng cá nhân, mà luôn kèm theo sách giáo khoa cũ còn sử dụng được, sách truyện văn học, quần áo còn tốt được giặt phơi là cẩn thận để giúp HS…

Thầy Phạm Văn Mạnh, GV tại điểm trường Suối Hộc thuộc Trường TH xã Trung Lý 1 (Mường Lát, Thanh Hóa) lại bày tỏ: Với HS vùng khó, sau những tháng nghỉ hè thường theo mẹ đi nương rẫy, ngại trở lại học tập. Chính vì vậy, để ngày tập trung có đông đủ HS, thầy Mạnh và các đồng nghiệp ở điểm trường thường trả phép sớm hơn để có thời gian làm công tác vận động trẻ trở lại học tập.

Thầy Mạnh kể: Gần như năm nào cũng vậy, đầu tháng 8 các thầy cô đã có mặt tại trường dù gia đình cách xa trường cả 100 km, dù mỗi năm chỉ về nhà vài lần. Tất cả đều đúng lịch để tham gia vào bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, lau dọn, tu sửa trường lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy học đón HS.

“Các thầy cô phải xuống từng bản làng để trao đổi với chính quyền, trưởng bản… “lên dây cót” cho việc “kéo” HS trở lại trường lớp. Với nhiều HS hay nghỉ học, gia đình thiếu quan tâm, thầy cô phải lên nương, xuống rẫy, tới nhà HS để thuyết phục, vận động bằng được phụ huynh cho con trở lại trường lớp đúng lịch…”, thầy Mạnh chia sẻ.

Cô Nguyễn Giang Thúy, GV Trường PTDTBT TH Tả Ván (Quản Bạ - Hà Giang) bảy tỏ: Với GV vùng cao, có trường, lớp, kiến thức chuyên môn sẵn sàng vẫn chưa đủ. Nhiệm vụ huy động HS trở lại học tập sau dịp nghỉ hè luôn là công việc vất vả khó khăn, nhưng phải làm bằng được của người thầy. HS có trở lại trường lớp mới có thể dạy kiến thức, GV mới hoàn thành nhiệm vụ. Có HS mới có thầy cô...”.

Dù đầu tháng 6 mới nghỉ hè nhưng cuối tháng 7 đầu tháng 8 cô Thúy và đồng nghiệp sẽ có mặt tại trường. Bởi họ biết rất nhiều công việc đang chờ phía trước, từ khử khuẩn, dọn dẹp trường lớp học tới đi thôn bản “kéo” trẻ trở lại trường. Và họ đã quen với những mùa hè không trọn vẹn, những mùa hè “nghỉ mà không ngơi”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 22:14, 26/04/2024
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.