Không chỉ là một chiến sĩ biên phòng dũng cảm, lăn xả trong công việc, Trung úy Vàng Lao Lừ còn là một người thầy thân thương với bà con dân bản vùng biên giới Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). Anh là điển hình trong thanh niên xứng đáng được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, mang trong mình tâm hồn trong sáng của sơn nữ miền sơn cước, Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H’Hen Niê đã đưa ra nhiều thông điệp, truyền cảm hứng tích cực cho thế hệ trẻ, đặc biệt đối với giới trẻ DTTS. H’Hen đã tạo động lực cho thế hệ trẻ tự thân nỗ lực để đến thành công. Trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019, Hoa hậu H’Hen là một trong số ít thanh niên DTTS, xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn.
Đó là ông Nguyễn Trung Chắt, SN 1952, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động (Hưng Yên). Gần 20 năm qua, ông đã đón nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ tạo nghề cho hàng trăm trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên, tự làm chủ cuộc đời.
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) câu chuyện về cụ bà 83 tuổi, tha thiết xin được thoát nghèo nhận được sự quan tâm và nể phục của nhiều người. Câu chuyện của cụ đang trở thành nguồn cảm hứng, là tấm gương về tinh thần, ý chí quyết tâm, lòng tự trọng.
Ở bản Cu Tài 1, xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị), già làng Kôn Pruôi (82 tuổi) được bà con yêu mến kính trọng. Hiện nay, ông được xem như người giữ hồn người Pa Kô (thuộc dân tộc Tà-ôi) nơi đây.
“Mỗi ngôi nhà nở hoa là mỗi trái tim nở hoa. Khi tình yêu thương, sự chia sẻ được lan tỏa, tình yêu thương, sự ấm áp sẽ đến với mọi người”. Đây là một trong những nội dung và cũng là tiêu chí cho hoạt động của Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019.
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Y Tuyên Bkrông, buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) trở về quê làm công tác xã hội. Ông luôn đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào, được người dân quý mến xem là điểm tựa tinh thần của buôn.
Dù mới chỉ 23 tuổi nhưng Giàng A Tu, dân tộc Mông, ở thôn Nà Phại, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có nhiều việc làm thiết thực vì lợi ích của bà con trong thôn nên được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín, Trưởng thôn và là đại biểu HĐND xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.
Mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã quyết định tặng Giấy khen cho hai thầy giáo là Đồng Văn Nhân (giáo viên Trường Trung học phổ thông Phan Thúc Trực) và Nguyễn Duy Trình (giáo viên Trường Tiểu học Hùng Thành), huyện Yên Thành (Nghệ An) vì có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.
Tháng 3/2019, ông Thành Văn Lũy vinh dự được tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lĩnh vực hoạt động tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước dành cho những người đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Bao đời nay, đồng bào Vân Kiều ở Đakrông xem rừng là báu vật, là nguồn sống. Để bảo vệ cũng như giữ màu xanh cho rừng, ông Hồ Ra Ơi (50 tuổi) ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có cách làm không giống ai, đó là “đưa rừng về bản” nhằm bảo tồn những cây gỗ quí hiếm tạo nên sự đa dạng cây rừng, góp phần bảo vệ môi trường sống cho người dân.
Về xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) hỏi ông Lang Trọng Khâm (sinh năm 1956) ở bản Kẻ Bọn thì ai cũng biết. Không chỉ là Trưởng bản năng động, ông còn là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
Những năm qua, phong trào Công an Nhân dân học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy gắn với Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai sâu rộng, với những việc làm thiết thực. Qua đó, tạo được niềm tin, tôn trọng của Nhân dân đối với lực lượng.
Nhiều năm nay, đều đặn vào chiều thứ Năm hằng tuần, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Tần (Bộ đội Biên phòng Lai Châu) lại xuống các điểm trường học trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ để cắt tóc, hướng dẫn học sinh cách vệ sinh cá nhân... Những việc làm của các anh, đã và đang góp phần thu hút học sinh đi học chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
Tốt nghiệp loại ưu Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang, Nguyễn Thị Mỵ được nhận về làm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Nhưng chị đã xung phong về công tác tại Trạm Y tế xã Hùng Lợi vì suy nghĩ đơn giản “nơi đó dân bản cần mình”.
Chứng kiến cảnh một số em học sinh ở vùng quê nghèo nghỉ học giữa chừng do phải giúp gia đình mưu sinh, ông Nguyễn Viết Học (SN 1963) ở xã miền núi Tân Long, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mở lớp tại nhà riêng, dạy học miễn phí. Hơn 12 năm nay, lớp học của thầy Học luôn là “địa chỉ đỏ” cho các em học sinh nghèo nơi đây.
Nhiều năm qua, già Nay Krem luôn là gương sáng của làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai). Với vai trò già làng, Người có uy tín, già đã dẫn dắt bà con dân làng đi qua hủ tục, nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Dù bác sĩ và cả người thân đều khuyên nhủ bỏ thai để tập trung chữa bệnh, nhưng chị vẫn quyết tâm sinh con. Tình mẹ bao la như biển cả ấy đã tạo ra một điều kỳ diệu mà ngay cả nhiều cán bộ, y bác sĩ ngành Y cũng phải ngỡ ngàng.
Trở về từ cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bà Trần Thị Hà trú tại thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) không biết rằng mình đã mang chất độc màu da cam. Bởi vậy, hạnh phúc của bà chẳng những đến muộn mằn mà còn có vị chát đắng.
Là người gắn bó với mảnh đất Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã mấy chục năm, ông Vàng Văn Phủ, Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Giáy Làng Kim nhận thấy tiềm năng, điều kiện để chuyển đổi cây trồng vật nuôi nâng cao thu nhập là rất lớn.