Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Trò chuyện với nữ đại biểu Quốc hội dân tộc Chứt

Thanh Hải - Phan Dũng - 10:53, 23/02/2021

“Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng DTTS. Những ý kiến phản ánh của tôi tới các kỳ họp sẽ góp thêm tiếng nói, để Quốc hội có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống cộng đồng người DTTS”. Đó là chia sẻ của nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) dân tộc Chứt Cao Thị Giang, sinh năm 1988 (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình).

Cao Thị Giang (áo xanh) tặng quà cho đồng bào DTTS.
Cao Thị Giang (áo xanh) tặng quà cho đồng bào DTTS.

Học để thoát nghèo

Cao Thị Giang may mắn hơn chúng bạn, khi được về thành phố học trường PTDT nội trú tỉnh. Ý thức được cuộc sống vất vả, khó nhọc ở quê hương, Giang chăm chỉ học tập với khát khao thoát nghèo. Bằng nỗ lực của bản thân, Giang đã đỗ vào trường đại học, chuyên ngành Địa lý. Ở huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình), dưới chân những dãy núi đá vôi sát biên giới Việt Lào, người tốt nghiệp đại học như cô không nhiều. Nhưng rồi, dù có tấm bằng đại học, cô vẫn rất chật vật trong việc kiếm tìm việc làm.

“Lại một lần nữa, bố mẹ phải chắt chiu, ki cóp để nuôi em học lên thạc sĩ. Chính bố em đã nói rằng, phải học hành đầy đủ thì mới có hy vọng tìm được việc làm. Thế là em lại quyết tâm hơn”, Giang kể lại.

Năm 2015, sau khi Giang học xong thạc sĩ, may mắn được nhận vào công tác tại Trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa ngay gần nhà.

Xa gia đình từ năm lớp 7, rồi những buổi làm thêm khi học đại học, đã rèn dũa cô gái người Chứt nhút nhát trở nên năng động, mạnh mẽ. Chính điều này đã giúp đỡ cô rất nhiều trong công việc; nhất là khi được bầu làm Bí thư Đoàn trường.

Giang tâm sự: “Vừa phụ trách bộ môn Địa lý, vừa là Bí thư Đoàn trường trong khi con còn nhỏ khiến em rất vất vả”. Dù vậy, Giang vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được trò yêu, đồng nghiệp quý mến, Ban Giám hiệu trường tin tưởng. Thầy Hoàng Văn Hải, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Hóa Tiến chia sẻ: “Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà giáo, Giang còn là thủ lĩnh Đoàn trường năng nổ, nhiệt huyết. Chính Giang đã sáng tạo ra mô hình “Lớp học sáng đèn”, cắt cử các giáo viên bộ môn, thường xuyên phụ đạo thêm cho các em vào mỗi tối để nâng chất lượng dạy học. Chính Giang đã tạo nên một sự ảnh hưởng rất tích cực đến toàn thể cô, thầy và học sinh trong Nhà trường”.

“Muốn đồng bào đỡ khổ”

Ngồi đối diện, Cao Thị Giang khiến tôi đong đầy xúc cảm khi cô kể lại tâm trạng của mình, trong thời khắc trở thành người đại biểu Nhân dân 4 năm trước. Ấy là năm 2016, khi Giang còn bận con nhỏ. Nghe thông báo từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, cô nhờ nhà trường hoàn thiện hồ sơ để nộp, ai ngờ trúng luôn. Giang nhỏ nhẹ: “Khi nhận thông tin mình được bầu làm ĐBQH, em bất ngờ lắm. Cảm giác hồi hộp, vui mừng khi ấy giờ vẫn còn vẹn nguyên”.

Suốt cả cuộc nói chuyện với tôi, Giang cứ nhắc mãi rằng: “Luôn mong muốn đồng bào đỡ khổ, đỡ vất vả, có cuộc sống ấm no hơn”. Tôi đã nghĩ rằng, dường như đó là một mệnh lệnh - một mệnh lệnh xuất phát từ trái tim đầy cảm thông và trách nhiệm của Giang.

Con đầu mới 4 tháng tuổi. Giang đã phải đem theo cả con nhỏ trên hành trình tiếp xúc cử tri; lắng nghe, ghi nhận ý kiến Nhân dân trước mỗi kỳ họp.

Những ngày đầu hồi hộp, lo sợ khi đảm nhiệm vai trò người đại biểu Nhân dân qua nhanh. Giang bắt nhịp nhanh hơn với công việc của mình. Mỗi năm 2 kỳ tiếp xúc cử tri, Giang đã ưu tiên nhiều hơn cho những chuyến đi đến những thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn. Từ những chuyến đi ấy, những ý kiến, phản hồi, băn khoăn, lo lắng của người dân về chất lượng cuộc sống, cơ chế chính sách phát triển kinh tế, các giải pháp nâng cao đời sống, nâng cao nhận thức… đã được nữ ĐBQH chuyển tải đến nghị trường Quốc hội.

Giang tâm sự: “Em sinh ra và lớn lên ở vùng DTTS, em phải có trách nhiệm hơn trước đời sống khó khăn về vật chất và tinh thần của bà con nơi đây. Những ý kiến phản ánh của em tới các kỳ họp sẽ góp thêm một tiếng nói, một kênh thông tin hữu ích để Quốc hội bàn thảo và có cái nhìn đầy đủ hơn về cộng đồng người DTTS”.

Ông Trần Công Thuật, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhận xét: “Suốt 4 năm làm ĐBQH, Giang đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trên nghị trường. Đại biểu Cao Thị Giang rất “đau đáu” trước những vấn đề được đưa ra tại các phiên chất vấn, thảo luận tổ liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dẫu còn trẻ nhưng Giang rất trách nhiệm, có ý thức và quyết tâm rất cao trong công việc”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Tin nổi bật trang chủ
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 20:24, 02/10/2023
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:04, 02/10/2023
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Sắc màu 54 - T.Hợp - 20:00, 02/10/2023
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 20:00, 02/10/2023
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 19:53, 02/10/2023
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 18:54, 02/10/2023
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…