Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ sĩ Nhân dân Chu Thúy Quỳnh: Nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên trong ngành Múa

PV - 14:22, 10/01/2018

Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh đặc biệt quan tâm đến việc khai thác chất liệu dân gian trong kho tàng múa dân tộc . Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hoá, lịch sử.

Đến nay, trên cương vị Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Nghệ sĩ Chu Thuý Quỳnh vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Năm 2016, bà đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những cống hiến đối với môn nghệ thuật này.

Từ diễn viên múa đến đại biểu Quốc hội
Chân dung NSND Chu Thúy Quỳnh. Chân dung NSND Chu Thúy Quỳnh.

Là người Hà Nội gốc, cô bé Thúy Quỳnh tuy không phải là con nhà nòi về nghệ thuật múa nhưng đã bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê với múa từ thủa niên thiếu. 14 tuổi, Thúy Quỳnh cùng với Xuân Quỳnh (nhà thơ-cố nghệ sĩ Xuân Quỳnh) trúng tuyển vào Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương, rồi họ cùng đi biểu diễn ở Hải Phòng, sau đó là những chuyến công tác dài ngày lên Tây Bắc và nhiều vùng nông thôn...

Năm 1958, Thúy Quỳnh bắt đầu chính thức đi học múa. 2 năm sau đó, bà đã được vào vai chính trong vở kịch múa Tấm Cám (một trong ba vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam). Tiếp đó, bà được khán giả vô cùng ái mộ khi thể hiện các tác phẩm múa “Cánh chim và mặt trời”, “Tiếng gọi quê hương”, “Gặp gỡ bên mâm pháo”,... Thời gian này, bà cùng Đoàn đi biểu diễn ở các chiến trường, biểu diễn ở các sân khấu ngoài nước.

Năm 1962, Thúy Quỳnh được chọn làm gương mặt trẻ tiêu biểu sang Trung Quốc dự Đại hội Thanh niên thế giới. Trưởng thành trong Đoàn ca múa Trung ương, NSND Chu Thúy Quỳnh đã đi khắp các vùng của đất nước trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà nhớ, mỗi năm cứ Tết đến, bà lại cùng các bạn và anh chị em trong đoàn múa vào diễn ở bên này sông Bến Hải.

Cầu Hiền Lương bắc qua dòng sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Những cái Tết đáng nhớ, Thúy Quỳnh ở bờ bên này sông Bến Hải múa, đồng bào ta ở trong vùng địch chiếm cứ đứng từ bờ bên kia nhìn sang bờ bên này. Họ cầm nón để quạt, thật ra là để vẫy chào đoàn văn công. Rồi những lần biểu diễn dưới ánh đèn măng xông, những người lính khi đó giữa trùng trùng bom rơi đạn trút. Có thể hôm nay các anh đang vui cười xem biểu diễn nghệ thuật nhưng ngày mai ra trận, có anh sẽ vĩnh viễn nằm lại.

Năm 1970, Chu Thúy Quỳnh được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Hà Nam (nơi quê hương của mẹ bà) và đã trúng cử là Đại biểu Quốc hội các khóa IV, VIII, IX, X, trở thành nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất của ngành Múa. Năm 1988, bà được nhận danh hiệu NSND. Năm 1998, bà được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2001, bà được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm múa: “Suối đàn T’rưng”, “Những cô gái làng”, “Hương xuân”...

NSND Chu Thúy Quỳnh là tác giả của nhiều chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia. NSND Chu Thúy Quỳnh là tác giả của nhiều chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia.
Tác giả của Giải thưởng Hồ Chí Minh 2017

NSND Chu Thúy Quỳnh đặc biệt quan tâm đến việc khai thác những chất liệu dân gian trong kho tàng múa dân tộc. Theo bà, đó là vốn nghệ thuật vô cùng quý giá của ông cha để lại, là nền tảng để phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam. Nữ nghệ sĩ không quản ngại khó khăn, trèo đèo lội suối đến tận các vùng núi cao, vùng DTTS để tìm hiểu, khai thác vốn văn hóa dân gian, dân tộc.

Nổi bật trong hàng chục tác phẩm múa đã được NSND Chu Thúy Quỳnh dàn dựng, biên đạo múa là cụm ba tác phẩm: “Mùa xuân trên bản Mông”, “Hoa đất nước”, “Hầu văn Xá Thượng”. Những tiết mục này đều được xây dựng trên nền tảng múa dân gian, dân tộc.

Để có tiết mục “Mùa xuân trên bản Mông”, NSND Chu Thúy Quỳnh đã nhiều lần lặn lội lên vùng cao, đến từng bản đắm mình trong các phiên chợ ngày Xuân, ngắm nhìn các chàng trai, cô gái Mông nhảy múa, cảm nhận sự hân hoan trong không khí rộn ràng ngày Xuân. Tiết mục múa từng giành Huy chương Vàng của Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990 và Giải Nhất Liên hoan múa quốc tế năm 2014.

Múa “Hoa đất nước” là bức tranh lớn của tình đoàn kết các dân tộc anh em, ở đó mỗi dân tộc đều hiện diện sinh động, với những nét riêng độc đáo qua từng điệu múa, trong từng trang phục, giai điệu âm nhạc…

“Hầu văn Xá Thượng” là điệu múa dân gian trên nền nhạc là làn điệu Hầu văn Xá Thượng, một nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tiết mục múa này đã đoạt Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995...

Với ba tác phẩm múa mang giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, NSND Chu Thúy Quỳnh đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 phút trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 phút trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 4 phút trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.
Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Thể thao - Giải trí - T.Nhân - N.Triều - 9 phút trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản số 43/BC UBND, gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề Quốc tế - UIM F1H2O World Championship năm 2025. Kế hoạch ban đầu, giải đấu sẽ ra từ ngày 1 - 3/5 tại Tp.Quy Nhơn, nhưng vì một số lý do nên giải đấu sẽ dời thời gian tổ chức đến tháng 7/2025.
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 14 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 20 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.