Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người tiên phong trồng cây dược liệu dưới tán rừng

Như Lan - 16:55, 19/12/2020

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng cũ sang trồng cây dược liệu dưới tán rừng, gia đình ông Giàng A Chu ở bản vùng cao Pa Cư Sáng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo. Ông cũng là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở vùng cao Sơn La.

Ông Giàng A Chu - người tiên phong đem cây thảo quả về Pa Cư Sáng
Ông Giàng A Chu - người tiên phong đem cây thảo quả về Pa Cư Sáng

Ông Giàng A Chu, nguyên là Chủ tịch xã, giờ là một già làng ở Pa Cư Sáng A. Quê ông bốn phía đều chạm núi, ngửa mặt lên là chạm mây, 100% dân thuộc diện hộ nghèo, cái đói cứ bủa vây bản trên, bản dưới như một lời nguyền truyền kiếp. Là Chủ tịch xã nhưng gia đình ông cũng nghèo, vừa công tác xã hội, ông vừa phải đi cày để nuôi đại gia đình đông tới 11 nhân khẩu. Ông Chu cho biết, trước đây, khi Nhà nước dỡ bỏ cây thuốc phiện, gia đình ông cùng bà con dân bản quay sang trồng lúa, trồng ngô và nhặt quả sơn tra đi bán, dù rất cố gắng, song thu nhập thấp, cái đói nghèo vẫn cứ đeo bám.

Năm 2005, một lần Bí thư Tỉnh ủy Sơn La lúc đó là Thào Xuân Sùng lên chúc Tết ở bản, ông nhận định nơi này có thể trồng được thảo quả , sau này sẽ tìm cách để giống cho dân bản. Chờ đã lâu mà chưa thấy dự án về, nghe người ta nói bên huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, người Mông đã biết cách trồng thảo quả làm giàu nên năm 2006, ông Chu quyết đi một chuyến xem sao.

Bắt đầu từ 5h sáng, với hành trình đưa xe máy lên thuyền vượt sông Đà ngược theo hướng TP. Sơn La rồi đi qua huyện Quỳnh Nhai vắt sang huyện Than Uyên, cuối cùng hơn 6h chiều, ông cũng đến được huyện Văn Bàn sau khi vượt hơn 200km đường núi và một lần thủng xăm, phải dắt bộ hàng cây số mới tới được chỗ vá.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trông, ông Giàng A Chu đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trông, ông Giàng A Chu đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Đói khát, mệt lả nhưng khi nhìn thấy nương thảo quả với từng chùm, từng chùm lúc lỉu, đỏ mọng dưới gốc, ông mừng muốn khóc. Ông quỳ xuống bốc một nắm đất xem đất nơi này có giống đất ở quê mình không rồi lại leo lên núi xem độ cao có giống ở quê mình không, con suối, cái cây, cái cối có giống ở quê mình không: “Tất cả đều giống với cây ở rừng núi Hang Chú quê mình nên tôi tin là cây thảo quả cũng phù hợp khi trồng tại bản mình”.

Vậy là vét nốt số tiền trong túi có được, ông mua 15kg giống thảo quả về chia cho dân bản 10kg còn mình ươm 5kg, nuôi mộng làm giàu.

Ông Giàng A Chu cho biết: "Đi đến Nậm Xé, tôi xem cách trồng của họ rồi về hướng dẫn bà con trồng thảo quả. Tôi đi xem hết mấy khu nương mà họ đã thu và xem đất khô hay đất ẩm; sau đó người dân để cho lại cho mấy gốc mới cắt đủ 1 bao tải để tôi mang về chia cho dân". Trong quá trình trồng và chăm sóc cây thảo quả, tôi gặp khó khăn về kỹ thuật, sau đó được cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn. Đất không phụ công người, đến nay, 3 ha trồng thảo quả dưới tán rừng của ông Chu đã phát triển xanh ngát. Ngoài diện tích thảo quả, ông còn có 2 ha cây sơn tra ghép mắt; nuôi đàn gia súc, gia cầm hàng chục con... Nhờ vậy, mỗi năm, gia đình ông đã có thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng.

Nhân dân bản Pa Cư Sáng A, xã Hang Chú thu hoạch thảo quả.
Nhân dân bản Pa Cư Sáng A, xã Hang Chú thu hoạch thảo quả.

Về cây thảo quả, ông Chu cho biết, cây này rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Cây lớn sau khi thu hoạch thì cắt tỉa, số cành, lá cắt tỉa bỏ xuống đất chỗ nào thì chỗ ấy cỏ không mọc lên nữa, nên không mất nhiều công làm cỏ, khá là nhàn.

"Trồng thảo quả là thích nhất, công sức phải bỏ ra ít hơn trồng lúa, trồng ngô. Không phải đầu tư phân, giống, chỉ chăm sóc 2 đến 3 năm là được thu rồi; từ lúc được thu ấy thì rất nhàn" - ông Giàng A Chu chia sẻ.

Nhận thấy hiệu quả của việc phát triển cây thảo quả, ông Giàng A Chu cũng tích cực vận động và hỗ trợ nhiều hộ dân trong bản, trong xã trồng loại cây này; nhất là vận động các hộ gia đình không bán thảo quả non mà phải giữ đến khi chín mới bán để được giá cao. Ở bản ông nhà nào ít cũng thu được 30 triệu, nhà trung bình thu được từ 40 - 50 triệu đồng trở lên. Từ nghèo đói, con đường tiến lên giàu có đang ở ngay trước mắt mọi người - điều trước đây dù cho nằm mơ giữa ban ngày họ cũng không dám nghĩ tới. Qua đó, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.

Ông Thào A Chư, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Yên (Sơn La) cho biết, hiện nay mô hình kinh tế của ông Giàng A Chu đã được nhân rộng ra 5 xã của huyện, gồm: Tà Xùa, Háng Đồng, Xím Vàng, Làng Chếu và nhất là tại xã Hang Chú, 100% các bản đã trồng cây thảo quả.

Sản phẩm thảo quả của gia đình ông Giàng A Chu và người dân trong xã đã có mặt trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng
Sản phẩm thảo quả của gia đình ông Giàng A Chu và người dân trong xã đã có mặt trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng

"Mô hình trồng cây thảo quả hiện nay như hộ Giàng A Chu thu trên 200 triệu đồng/năm, nhiều hộ khác thu trên 100 triệu đồng/năm. Năm nay, thương lái đang thu mua giá trên 26.000/kg thảo quả tươi, bà con rất phấn khởi, tin tưởng mô hình  ngày càng được nhân rộng", ông Thào A Chư cho hay.

Trồng thảo quả dưới tán rừng là hướng mở để phát triển kinh tế từ nghề rừng, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ rừng. Vì vậy, người nông dân xã Hang Chú, huyện Bắc Yên vẫn rất mong muốn được hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật và kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, nhất là được quan tâm đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; có như vậy, sản phẩm quả và thảo dược của bà con mới yên tâm đứng vững trên thị trường. Tránh tình trạng người dân trồng tự phát theo phong trào, dẫn đến được mùa mất giá.

(Bài viết thuộc chuyên đề khuyến nông với đồng bào DTTS)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Hỗ trợ các hợp tác xã phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện

Quảng Ninh: Hỗ trợ các hợp tác xã phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện

Với nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế tập thể, đặc biệt là các hợp tác xã (HTX). Những nỗ lực này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: tiếp nhận kinh phí đóng mới ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer huyện Trà Cú

Trà Vinh: tiếp nhận kinh phí đóng mới ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer huyện Trà Cú

Tin tức - M. Khương - M. Triết - 1 giờ trước
Ngày 21.3, UBND huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí 1,5 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tài trợ, để đóng mới ghe Ngo cho đồng bào huyện Trà Cú. Nguồn kinh phí này, thông qua sự vận động của ông Bế Trung Anh, Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh. Cùng dự buổi lễ có ông Kim Sang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; Hoà thượng Kim Ngọc Toàn, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú; cùng đại diện các ban ngành đoàn thể. Về phía đơn vị tài trợ có ông Lê Văn Sơn, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đăng quang tại World Cup cầu mây, sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước Đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết nội dung 4 người nữ.
Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Lào Cai đã ghi nhận 2.279 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các ca mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, nhóm có tỷ lệ mắc cao tiếp theo là trẻ 6-19 tuổi và chưa tiêm/chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, một số trẻ mắc khi dưới 9 tháng tuổi.
Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tối 21/3, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2025 với chủ đề “Về miền đỗ quyên rực rỡ” đã khai mạc tại hồ Mường Lự, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu).
Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với

Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với "Thần y" khám - chữa bệnh

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với ông Nguyễn Văn Kiên (SN 1985, trú tại thôn 3, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) với số tiền 42,5 triệu đồng với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám - chữa bệnh và hành vi khám - chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười. “Giữ lửa” tiếng Tày cho học sinh vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Na Hang. Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum. Nữ cán bộ tận tâm với bon làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng

Thời sự - Hương Trà - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Tin tức - Thái Phi - 4 giờ trước
Vừa qua, tại Nhà văn hóa ấp Tân Hưng, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND xã Giục Tượng tổ chức Lễ bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho Đội văn nghệ truyền thống dân tộc Khmer ấp Tân Hưng.
Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Tính đến hiện tại, đám cháy rừng xảy ra ở Tuyên Quang chưa được dập tắt hoàn toàn. Sơ bộ đã có trên 15ha rừng bị cháy.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Dân tộc - Tôn giáo - H. Diệu - N. Tâm - 4 giờ trước
Ngày 21-3, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam( GHPGVN), Hội đồng Trị sự phía Nam - Thiền viện Quảng Đức, tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam. Tham dự và minh chứng có các Trưởng lão hòa thượng: Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Tăng Nô, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Thích Thiện Pháp, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng các chư vị Trưởng lão Hòa thượng Ủy viên Thường trực, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện T.Ư, 34 tỉnh, thành phía Nam.